Sự phê phán phải tiến lên, "mặt khác, chỉ cần là không có quy luật lịch sử quá khắt khe", v.v..
Quy luật lịch sử cũng "quá khắt khe" với sự phê phán tuyệt đối! Nếu quy luật đó không đứng
về phía trái lại thì sự phê phán có tính phê phán đã tiến lên một cách vẻ vang biết
chừng nào ! Tuy nhiên à la guerre comme à la guerre !
1*
Trong lịch sử, sự phê phán tất phải
để cho mình trở thành "lịch sử" đáng buồn !
"Nếu sự phê phán" (vẫn ông Bau-ơ ấy) "phải... thì vẫn không thể không đồng thời thừa nhận rằng khi hưởng ứng loại
yêu cầu đó" (tức chính trị) "nó bao giờ cũng cảm thấy mình không tin tưởng, và do những yêu cầu đó, nó đã phát sinh mâu
thuẫn với những nhân tố chân chính của nó, - mâu thuẫn này chính là đã được giải quyết, trong những nhân tố đó".
Quy luật lịch sử quá khắt khe đã buộc sự phê phán phải chịu những nhược điểm chính trị,
nhưng - nó cầu khẩn rằng - người ta không thể không đồng thời thừa nhận rằng nếu nó không
vượt được những nhược điểm đó trong thực tế thì dù sao nó cũng đã vượt được trong bản
thân nó. Một là, nó đã khắc phục được những nhược điểm đó "trong tình cảm", vì rằng "nó
bao giờ cũng cảm thấy mình không tin tưởng đối với những yêu cầu đó", nó cảm thấy mình
kém cỏi về mặt chính trị, ngay bản thân nó cũng không biết chính trị là gì nữa. Hơn nữa ! Nó
đã sinh ra mâu thuẫn với những nhân tố chân chính của nó. Sau hết - điều này cũng là điều
quan trọng nhất - mâu thuẫn sinh ra giữa nó và nhân tố chân chính của nó không phải là được
giải quyết trong quá trình phát triển của nó, mà trái lại "đã được" giải quyết trong những
nhân tố chân chính của nó, những nhân tố tồn tại độc lập bên ngoài mâu thuẫn. Những nhân
tố phê phán đó có thể nói về bản thân mình một cách tự hào: khi A-bra-ham còn chưa sinh
ra, chúng tôi đã có ở trên đời rồi. Khi sự phát triển còn chưa sinh ra mặt đối lập của chúng tôi
thì nó, cái mặt đối lập còn chưa sinh ra đó, đã được giải quyết, đã chết đi, đã diệt vong, đã
yên nghỉ trong lòng hỗn độn của chúng tôi rồi. Vì mâu thuẫn giữa sự phê phán và những
nhân tố chân chính của nó "đã được giải quyết"
trong những nhân tố chân chính của sự phê phán rồi, và vì mâu thuẫn đã được giải quyết
không phải là mâu thuẫn nữa, cho nên nói cho đúng hơn, sự phê phán hoàn toàn không mâu
thuẫn với những nhân tố chân chính của nó, không mâu thuẫn với chính mình - như vậy mục
đích chung của sự tự biện hộ dường như đã đạt được rồi.
Sự tự biện hộ của sự phê phán tuyệt đối có sẵn cả một từ vựng biện hộ:
"Vốn dĩ cũng không", "có điều là không được coi trọng", "huống hồ, còn có", "còn chưa hoàn toàn", "mặc dù - nhưng",
"không những, mà chủ yếu là", "kỳ thực", cũng vậy, chỉ là, "sự phê phán vỗn dĩ phải, miễn là có thể, đồng thời, mặt khác",
"nếu như... thì dù sao cũng vẫn không thể không đồng thời thừa nhận", "chẳng lẽ điều đó không phải là rất tự nhiên ư, chẳng
lẽ điều đó không phải là không tránh được ư", "cũng vậy, không"... v.v..
Cách đây không lâu, sự phê phán tuyệt đối còn dùng những câu dưới đây để diễn đạt
những lời biện hộ tương tự:
"Tuy nhiên" và "nhưng mà", "thật vậy" và "thế nhưng", "không" trên trời và "có" dưới đất - đó là những trụ cột của thần
học mới nhất, là chiếc cà khoeo nó dùng để ngang nhiên đi những bước dài, là trò ảo thuật chỉ có ở toàn bộ trí tụê của nó, là
cách nói lặp đi lặp lại trong mọi cách nói của nó, là an-pha và ô-mê-ga của nó" ("Đạo Cơ Đốc bị vạch trần", tr. 102).