b- Vấn đề Do Thái, số 3
"Sự phê phán tuyệt đối" không thoả mãn ở chỗ dùng tự truyện của mình để chứng thực cái
tài toàn năng vốn có của nó, cái tài là "lần đầu tiên sáng tạo ra cái cũ giống như sáng tạo ra
cái mới". Nó cũng không thoả mãn ở chỗ tự mình đứng ra để viết bài biện hộ cho quá khứ
của mình. Hiện nay, nó đặt ra cho người thứ ba, cho giới trần tục còn lại, một "nhiệm vụ"
tuyệt đối, "nhiệm vụ chủ yếu hiện nay", đó là nhiệm vụ biện hộ cho hành vi và "tác phẩm"
của Bau-ơ.
Tờ "Deutsch - Französisch Jahrbücher" đã đăng một bài bình luận về tập sách nhỏ của ông
Bau-ơ nhan đề "Vấn đề Do Thái"
48
. Bài này đã bóc trần sai lầm cơ bản của Bau-ơ là nhập
cục sự giải phóng "chính trị" với sự giải phóng "con người". Cố nhiên, bài đó "trước hết"
"không đặt một cách đúng" vấn đề Do Thái cũ; nhưng "Vấn đề Do Thái" có thể được xem
xét và giải quyết trong cách đặt vấn đề của thời đại hiện nay đối với toàn bộ vấn đề cũ, một
cách đặt vấn đề mà nhờ đó những vấn đề cũ từ chỗ là "vấn đề" của quá khứ biến thành những
"vấn đề" của hiện tại.
Xem ra thì sự phê phán tuyệt đối cho rằng trong cuộc chinh phạt thứ ba của nó cần phải trả
lời tờ "Deutsch - Französische Jahrbücher". Ở đây, trước hết, sự phê phán tuyệt đối thừa
nhận rằng:
"Trong "Vấn đề Do Thái" đã có một "sai lầm" giống như thế - nhập cục bản chất chính trị với bản chất con người".
Sự phê phán chỉ ra rằng:
"Bây giờ mới chê trách sự phê phán về lập trường mà nó còn giữ một phần cách đây hai năm thì không khỏi quá muộn".
"Trái lại, nhiệm vụ quy lại là phải giải thích tại sao sự phê phán thậm chí đã từng buộc phải... nghiên cứu chính trị".
"Cách đây hai năm"? Bây giờ, hãy tính theo niên lịch tuyệt đối lấy năm ra dời của Chú
cứu thế có tính phê phán, tức "Literatur-Zeitung" do Bau-ơ chủ biên, làm điểm xuất phát.
Chúa cứu thế có tính phê phán ra đời năm 1843. Cũng năm đó, cuốn "Vấn đề Do Thái" có bổ
sung được xuất bản lần thứ hai. Sự nghiên cứu "có tính phê phán" và "vấn đề Do Thái" trong
tập "Hai mươi mốt trang từ Thuỵ Sĩ gửi về"
49
cũng là vào năm 1843 lịch cũ, nhưng nó chậm
hơn. Chính trong cái năm 1843 quan trọng của lịch cũ hoặc trong cái đầu niên lịch có tính
phê phán, sau khi hai tờ Deutsche Jahrbücher" và "Rheinische Zeitung" bị đóng cửa, tác
phẩm chính trị hoang đường nhan đề "Nhà nước, tôn giáo và chính đảng" của ông Bau-ơ đã
ra đời và lại mắc nguyên xi cái sai
lầm cũ của Bau-ơ trong vấn đề "bản chất chính trị". Kẻ biện hộ buộc phải làm giả ra một
bảng niên đại.
Việc "giải thích" tại sao ông Bau-ơ "thậm chí" "buộc phải" nghiên cứu chính trị chỉ có một
ý nghĩa phổ biến trong những điều kiện nhất định. Như thế nghĩa là nếu tính không lầm lỗi,
tính thuần khiết và tính tuyệt đối của sự phê phán tuyệt đối đã được coi từ trước là tín điều cơ
bản thì dĩ nhiên là mọi sự thực mâu thuẫn với tín điều đó cũng đều sẽ biến thành những câu