đố bí ẩn, khó hiểu, đáng chú ý, những câu đố mà rõ ràng là các nhà thần học xem là một hành
động phi thượng đế của thượng đế.
Trái lại, nếu coi "nhà phê phán" là một cá nhân có hạn, nếu không tách anh ta khỏi giới
hạn của thời đại anh ta thì việc giải đáp vấn đề tại sao "nhà phê phán" thậm chí buộc phải
phát triển bên trong phạm vi thế giới, sẽ thành thừa, vì bản thân vấn đề đã không còn tồn tại
nữa.
Song, nếu sự phê phán tuyệt đối muốn kiên trì yêu cầu của nó thì chúng tôi sẵn sàng viết
một bài luận văn kinh viện ngắn để trình bày những "vấn đề hiện đại" dưới đây:
"Tại sao phải do chính ông Bru-nô Bau-ơ chứng minh sự việc Đức mẹ đồng trình Ma-ri-a
đã thụ thai nhờ đức thánh linh?" "Tại sao ông Bau-ơ tất nhiên phải chứng minh rằng vị thiên
thần xuất hiện trước mắt A-bra-ham là thể lưu xuất chân chính từ thượng đế ? tức thể lưu
xuất chưa đạt tới độ đông đặc cần thiết để tiêu hoá thức ăn ?" "Tại sao ông Bau-ơ phải biện
hộ cho triều vua Phổ và tôn nhà nước Phổ lên thành nhà nước tuyệt đối "? "Tại sao trong
cuốn "Sự phê phán các sách phúc âm giống nhau" của mình, ông Bau-ơ cứ phải dùng "tự ý
thức vô hạn" thay thế cho con người?" "Tại sao trong tác phẩm Đạo Cơ Đốc bị vạch trần",
ông Bau-ơ phải dùng hình thức của Hê-ghen để lặp tại thuyết sáng thế của đạo Cơ Đốc?"
"Tại sao ông Bau-ơ phải yêu cầu chính mình và người khác "giải thích" sự mầu nhiệm là ông
ta phải mắc sai lầm?"
Trước khi chứng minh tất cả những sự tất yếu vừa "có tính phê phán" vừa "có tính tuyệt
đối" đó, chúng ta còn phải xem qua mánh khoé biện hộ của "sự phê phán".