"Nhưng, nếu sự vật cũ... đã nghiên cứu, về mặt lý luận, vấn đề cùng tồn tại hoặc không cùng tồn tại thì nó" (cuộc đấu
tranh giữa cũ và mới) "không thể xảy ra lúc bấy giờ" (tức là sự phê phán "ban cho" sự nghiên cứu một "hình thức mới").
Tại sao sự vật cũ lại không nghiên cứu vấn đề đó về mặt lý luận nhỉ ? Vì "ngay từ đầu nó
tuyệt nhiên không thể làm được điều đó, vì lúc bất thình lình, tức vừa mới bắt đầu, nó "vừa
không hiểu mình, vừa không hiểu sự vật mới", nghĩa là nó vừa chưa nghiên cứu mình cũng
chưa nghiên cứu sự vật mới về mặt lý luận. Như vậy, cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới
không thể xảy ra nếu chẳng may mà ngay cả cái "không thể" đó cũng không thể có được !
Khi "nhà phê phán" của Viện thần học tiến lên "thừa nhận" rằng ông ta "cố tình phạm lỗi
một cách có tính toán trước", rằng ông ta "vẫn cứ mắc sai lầm theo ý thích của mình sau khi
đã suy nghĩ chín chắn" (đối với sự phê phán thì mọi cái mà nó đã trải qua, mà nó đã thể
nghiệm hoặc đã làm, đều đã biến thành sản phẩm tự do, thuần tuý của sự phản tư của nó, do
nó sáng tạo ra một cách có tính toán trước) thì sự thừa nhận ấy của nhà phê phán chỉ có một
"bề ngoài không hoàn thiện" của chân lý. Vì "Sự phê phán những tác giả phúc âm giống
nhau"
47
là hoàn toàn xây dựng trên cơ sở thần học, vì nó hoàn toàn là sự phê phán có tính
thần học, cho nên giảng viên thần học Bau-ơ có thể biên soạn và giảng dạy thần học mà "vừa
không mắc tội lỗi vừa không mắc sai lầm". Trái lại, kẻ mắc tội lỗi và kẻ mắc sai lầm là Viện
thần học, vì Viện thần học, không hiểu ông Bau-ơ đã thực hiện nghiêm chỉnh
như thế nào lời hứa mà ông ta đưa ra trong lời nói đầu cuối "Sự phê phán các sách phúc âm
giống nhau", quyển I, tr. XXIII:
"Nếu cả trong quyển thứ nhất, sự phủ định cũng còn có thể biểu hiện quá ư táo bạo và quá ư nóng nảy thì chúng ta sẽ liên
tưởng đến cái khẳng định chân chính chỉ có thể nảy sinh ra sau sự phủ định phổ biến và trịnh trọng... Cuối cùng sẽ thấy rõ:
chỉ có sự phê phán tàn khốc nhất trên thế giới mới làm cho chúng ta nhận thức được sức sáng tạo của Giê-su và của nguyên
tắc của Giê-su".
Để xoá bỏ mọi bề ngoài mập mờ nước đôi của ý nghĩa tích cực của lời hứa của mình, ngài
Bau-ơ cố tình tách rời chúa "Giê-su" với "nguyên tắc" của Giê-su. Trên thực tế, ngài Bau-ơ
đã miêu tả sức "sáng tạo" của chúa Giê-su và của nguyên tắc của chúa một cách cụ thể đến
nỗi kết quả là cả "tự ý thức vô hạn" và "tinh thần" của Bau-ơ cũng thành ra không phải là gì
khác mà là vật sáng tạo của đạo Cơ Đốc.
Cuộc tranh luận giữa sự phê phán có tính phê phán và Viện thần học Bon hãy cứ giải thích
một cách khá đầy đủ cái "chính trị" lúc bấy giờ của sự phê phán đi; nhưng tại sao sau khi kết
thúc cuộc tranh luận đó, nó còn tiếp tục làm chính trị nhỉ? Xin nghe câu trả lời sau đây:
"Đạt tới điểm đó, sự phê phán vốn dĩ phải hoặc là dừng lại, hoặc là lập tức tiến lên nghiên cứu bản chất của chính trị, coi
nó là kẻ địch của mình, - chỉ cần là sự phê phán có thể dừng lại giữa cuộc đấu tranh lúc đó, mặt khác, chỉ cần là không có
quy luật lịch sử quá khắt khe, quy luật mà căn cứ vào đó, cái nguyên tắc lần đầu tiên thể nghiệm lực lượng của mình trong
cuộc đấu tranh với mặt đối lập của mình tất phải để cho mặt đối lập của mình đè bẹp mình...".
Lời biện hộ hay tuyệt ! "Sự phê phán phải dừng lại" chỉ cần là có thể..." có thể dừng lại" !
Ai "phải" dừng lại? Ai phải làm bằng được cái sự việc "không thể..." làm được? Mặt khác !