C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 153

phán đã có thiện chí trả lời anh ta. Hơn thế nữa! Nó đã giải thích một cách sâu sắc nhất cho
anh ta mọi vấn đề mà anh ta rất muốn tìm hiểu. Sự phê phán có tính phê phán dạy rằng:

"Hai năm trước đây mà hồi tưởng lại trào lưu Khai sáng ở Pháp thế kỷ XVIII để tung ngay cả những đơn vị khinh binh

đó vào một nơi trong cuộc chiến đấu đang diễn ra lúc bấy giờ thì đó là một việc hợp thời. Hiện nay, tình hình đã khác hẳn

rồi. Bây giờ chân lý thay đổi nhanh chóng lạ thường. Cái rất hợp thời lúc đó thì bây giờ trở thành sai lầm rồi".

Rõ ràng là nếu trước kia sự phê phán tuyệt đối đã hạ cố gọi những đơn vị khinh binh đó là

"những vị thánh của chúng ta", "các đấng tiên tri" của chúng ta, "các giáo chủ" của chúng
ta, v.v. (xem "Tập chuyện" quyển II, tr.89)

73

thì lúc bấy giờ, đó cũng chỉ là một "sai lầm”,

nhưng một sai lầm "hợp thời". Ai sẽ gọi đơn vị khinh binhbộ đội của các giáo chủ? Nói
một cách nhiệt tình về tinh thần hy sinh, nghị lực đạo đức và sự hăng hái của những đơn vị
khinh binh "suốt đời suy nghĩ, tìm tòi và nghiên cứu chân lý", đấy cũng là một sai lầm "hợp
thời". Khi sự phê phán tuyên bố trong lời tựa quyển "Đạo Cơ Đốc bị vạch trần" rằng những
đơn vị "khinh binh" đó là "vô địch", rằng "mỗi người có kiến thức đều bảo đảm trước rằng
những đơn vị khinh binh đó nhất định sẽ đảo lộn toàn thế giới" và "không nghi ngờ gì, sẽ
thực sự làm thay đổi

bộ mặt của thế giới", thì đó cũng là một sai lầm. Ai làm được như thế ? Những đơn vị khinh
binh đó
có thể làm như thế ư ?

Sự phê phán có tính phê phán tiếp tục dạy bảo vị đại biểu ham tìm hiểu của "quần chúng

thành tâm" rằng:

"Người Pháp tuy đã lập một thành tích lịch sử mới với ý đồ xây dựng học thuyết xã hội, nhưng hiện nay họ cũng đã kiệt

quệ rồi: học thuyết mới của họ còn chưa thật thuần tuý, những ảo tưởng xã hội của họ, nền dân chủ hoà bình của họ còn xa

mới thoát khỏi những tiền đề của trật tự cũ".

Nếu sự phê phán nói chung có nói về cái gì ở đây thì chính là nói về học thuyết Phu-ri-ê,

nhất là học thuyết Phu-ri-ê của tờ "Démocratie pacifique"

74

. Nhưng học thuyết này căn bản

không phải là "học thuyết xã hội" của người Pháp. Người Pháp có nhiều học thuyết xã hội,
chứ không phải chỉ có một. Học thuyết Phu-ri-ê đã pha loãng mà tờ "Démocratie pacifique"
tuyên truyền chẳng qua chỉ là học thuyết xã hội của một bộ phận giai cấp tư sản từ thiện mà
thôi. Nhân dân có xu hướng cộng sản chủ nghĩa, nhưng lại chia thành nhiều phái khác nhau;
phong trào chân chính nhằm cải tạo những khuynh hướng xã hội khác nhau đó không những
không kiệt quệ mà chỉ hiện nay mới thực sự bắt đầu. Nhưng toàn bộ phong trào ấy không
được hoàn thành trong lý luận thuần tuý, nghĩa là trừu tượng, như sự phê phán có tính phê
phán muốn, mà được hoàn thành trong thực tiễn hết sức hiện thực, cái thực tiễn không mảy
may quan tâm đến những phạm trù tuyệt đối của sự phê phán.

Sự phê phán huyên thuyên tiếp :

"Cho tới nay, chưa có một dân tộc nào có được mặt ưu việt nào hơn các dân tộc khác... Nếu có một dân tộc nào trội hơn

các dân tộc khác về mặt tinh thần thì đấy chỉ là một dân tộc có khả năng phê phán bản thân nó và các dân tộc khác, và có

khả năng nhận thức được những nguyên nhân của sự sụp đổ phổ biến".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.