C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 41

Muốn tin điều đó, ông Ét-ga chỉ cần suy nghĩ một chút là đủ. Ông Ét-ga nên biết rằng ông

Bru-nô Bau-ơ đã coi "tự ý thức vô hạn" là cơ sở của mọi luận điểm của mình, thậm chí coi
nguyên tắc đó là nguyên tắc sáng tạo của ngay cả phúc âm và phúc âm thì dường như do tính
vô ý thức vô hạn của nó mà trực tiếp mâu thuẫn với tự ý thức vô hạn. Cũng vậy, Bru-đông
coi bình đẳng như là nguyên tắc sáng tạo của chế độ tư hữu trực tiếp mâu thuẫn với nó. Nếu
ông Ét-ga so sánh một chút bình đẳng của Pháp với "tự ý thức" của Đức thì sẽ phát hiện ra
rằng nguyên tắc sau đã diễn đạt theo lối Đức, tức là bằng hình thức tư duy trừu tượng, cái mà
nguyên tắc thứ nhất diễn đạt theo lối Pháp, tức là bằng ngôn ngữ của chính trị và bằng ngôn
ngữ của trực quan tư duy. Tự ý thức là sự bình đẳng của con người với chính mình trong lĩnh
vực tư duy thuần tuý. Bình đẳng là ý thức của con người đối với chính mình trong lĩnh vực
thực tiễn, nghĩa là con người có ý thức rằng người khác là người bình đẳng với mình, con
người đối xử với người khác như đối xử với người bình đẳng với mình. Bình đẳng là danh từ
của nước Pháp dùng để nói lên sự thống nhất của bản chất con người, để nói lên ý thức loài
và hành vi loài của con người, sự đồng nhất thực tế giữa người với nhau, nghĩa là để nói lên
quan hệ xã hội hoặc quan hệ người giữa người ta với nhau. Vì vậy, sự phê phán có tính phá
hoại ở Đức, - mà Phoi-ơ-bắc là đại biểu - trước khi tiến hành nghiên cứu con người hiện
thực
, đã ra sức dùng nguyên tắc tự ý thức để loại trừ tất cả cái gì xác định và đang tồn tại, còn
sự phê phán có tính phá hoại ở Pháp thì đã ra sức dùng nguyên tắc bình đẳng để đạt tới cùng
mục đích ấy.

"Pru-đông rất căm phẫn triết học, bản thân việc đó không thể là lỗi tại ông. Nhưng tại sao ông căm phẫn? Theo ông nghĩ,

triết học cho tới nay vẫn chưa đủ thực tế, nó được nâng lên tận trên chín tầng mây tư biện thành thử trước mặt nó, con người

tỏ ra quá ư bé nhỏ. Nhưng tôi nghĩ rằng triết học là siêu thực tế, nghĩa là cho tới nay nó không phải là cái gì khác mà là biểu

hiện trừu tượng của hiện trạng của sự vật: nó bao giờ cũng bị chi phối bởi tiền đề của hiện trạng của sự vật và coi những tiền

đề ấy là những cái tuyệt đối".

Xét về nguồn gốc thì đề ra quan điểm cho rằng triết học là biểu hiện trừu tượng của hiện

trạng của sự vật không phải do ông Ét-ga mà là Phoi-ơ-bắc, người đầu tiên đã trình bày triết
học là kinh nghiệm tư biện và thần bí và đã chứng minh điều đó. Song ông Ét-ga đã biết đem
lại cho quan điểm ấy một hình thức biểu hiện độc đáo và có tính phê phán. Nghĩa là trong khi
Phoi-ơ-bắc rút ra kết luận rằng triết học phải từ trên thiên quốc tư biện tụt xuống cái vực sâu
sự bần cùng của loài người thì ông Ét-ga trái lại dạy chúng ta rằng triết học là siêu thực tế.
Thực ra, nói cho đúng thì thế này: chính vì trước kia nó là chỉ là biểu hiện siêu nghiệm và
trừu tượng của hiện trạng của sự vật, chính do tính siêu nghiệm và tính trừu tượng ấy của nó,
do tính độc lập có tính chất tưởng tượng của nó với thế giới, nên triết học phải tưởng tượng
rằng nó bỏ rơi rất xa dưới nó hiện trạng của sự vật và con người hiện thực. Mặt khác, vì triết
học không độc lập thực sự với thế giới, nên nó không thể ra một phán quyết thực sự nào đối
với thế giới, không thể áp dụng một sức phân biệt thực sự nào đối với thế giới, nghĩa là
không thể thực tế can thiệp vào tiến trình của sự vật, mà nhiều lắm thì cũng chỉ buộc phải
bằng lòng với thực tiễn in abstracto

14

1*

mà thôi. Triết học chỉ là siêu thực tế theo ý nghĩa là nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.