thân, tự mâu thuẫn với bản thân và tự tha hoá. Cũng như sự nhận thức đối với sự tha hoá đó,
hiện trạng của sự vật ở nước Pháp có đầy đủ lý do chỉ rõ cho Pru-đông thấy tính tất nhiên của
sự xoá bỏ thực sự sự tha hoá.
Trong khi phủ định tài sản tư hữu, Pru-đông đồng thời cũng cảm thấy cần biện hộ về mặt
lịch sử cho sự tồn tại của tài sản tư hữu. Giống như mọi cuộc thí nghiệm ban đầu thuộc loại
này, luận điểm của ông cũng mang tính chất thực dụng, nghĩa là ông giả định rằng các thế hệ
trước kia đều ra sức thể hiện một cách hoàn toàn tự giác và có suy nghĩ chín chắn tư tưởng
bình đẳng mà ông coi là sự thể hiện chân thực của bản chất loài người thành các chế độ của
họ.
"Chúng ta đã nhắc đi nhắc lại rằng... Pru-đông sáng tác vì lợi ích của người vô sản".
Đúng thế, không phải lợi ích của sự phê phán tự mãn tự túc,
không phải lợi ích trừu tượng và giả tạo mà là lợi ích hiện thực, có tính chất lịch sử, của quần
chúng, một thứ lợi ích đi xa hơn sự phê phán giản đơn, một thứ lợi ích đưa tới khủng hoảng,
đã thúc đẩy Pru-đông sáng tác. Pru-đông không những viết vì lợi ích của người vô sản: bản
thân ông cũng là người vô sản, là ouvrier
1*
. Tác phẩm của ông là bản tuyên ngôn khoa học
của giai cấp vô sản Pháp và do đó có ý nghĩa lịch sử hoàn toàn khác hẳn với những tác phẩm
vụng về của bất cứ nhà phê phán có tính phê phán nào.
"Pru-đông viết vì lợi ích của những người tay trắng. Đối với ông có và không có là những phạm trù tuyệt đối. Đối với
ông, có là cái quan trọng nhất, vì đồng thời đối với con mắt của ông, không có cũng là đối tượng suy nghĩ quan trọng nhất.
Pru-đông nghĩ rằng mỗi người đều nên có, nhưng chỉ nên có nhiều bằng người khác. Tôi cần nói rằng trong tất cả những cái
mà tôi có, cái mà tôi cảm thấy thích thú là cái chỉ tôi mới có, là cái tôi có nhiều hơn người khác. Trong điều kiện bình đẳng
thì đối với tôi, sự thực về sự có cũng như bản thân sự bình đẳng cũng đều không quan hệ gì cả".
Nếu tin theo ông Ét-ga thì đối với Pru-đông, có và không có là hai phạm trù tuyệt đối. Bất
cứ ở đâu, sự phê phán có tính phê phán cũng chỉ nhìn thấy mấy phạm trù. Chẳng hạn, đối với
ông Ét-ga, có và không có, tiền lương, tiền thưởng, túng thiếu và nhu cầu, lao động để thoả
mãn nhu cầu, tất cả những cái đó chẳng phải là những cái gì khác mà là những phạm trù.
Nếu xã hội chỉ cần được giải thoát khỏi hai phạm trù có và không có thì vì xã hội mà
"khắc phục" và "tước bỏ" hai phạm trù đó sẽ là một công việc nhẹ nhàng đến thế nào đối với
bất cứ nhà biện chứng nào thậm chí kém hơn cả ông Ét-ga. Ông Ét-ga coi sự "khắc phục" đó
là việc nhỏ mọn không đáng kể, thậm chí không coi việc giải thích trái với Pru-đông về hai
phạm trù có và không
có thực ra là cái gì, là việc đáng làm nữa. Nhưng vì không có không những chỉ là một phạm
trù mà còn là hiện thực bi thảm nhất; vì ở thời đại chúng ta, người không có gì cũng là số
không; vì anh ta vừa bị tước đoạt tư liệu tất yếu cho sự sinh tồn nói chung, vừa bị tước đoạt
trên một mức độ lớn hơn những tư liệu sinh tồn của con người; vì trạng thái không có là
trạng thái con người hoàn toàn tách rời tính vật thể của anh ta, cho nên Pru-đông hoàn toàn
đúng khi ông coi không có là đối tượng suy nghĩ quan trọng nhất, và điều đó càng đúng hơn