bay lượn cao trên thực tiễn. Sự phê phán có tính phê phán gộp chung toàn nhân loại thành
một đám quần chúng không có tinh thần sáng tạo, đã chứng minh hết sức rõ ràng rằng tư duy
tư biện coi con người hiện thực là vô cùng bé nhỏ. Triết học tư biện cũ hoàn toàn nhất trí với
sự phê phán ở điểm này. Chẳng hạn xin xem đoạn sau đây trong "Triết học pháp quyền" của
Hê-ghen:
"Theo quan điểm nhu cầu thì đối tượng cụ thể của quần quan niệm chính là cái mà chúng ta gọi là con người; vì vậy ở
đây, - và nói cho đúng ra cũng chỉ ở đây, - vấn đề là con người xét theo ý nghĩa đó"
17
.
Trong tất cả mọi trường hợp khác, khi nói đến con người, các nhà triết học tư biện không
chỉ cái cụ thể, mà chỉ cái trừu tượng tức ý niệm, tinh thần, v.v.. Còn về những ví dụ nổi bật
nói rõ triết học biểu hiện hiện trạng của sự vật như thế nào thì ông Phau-sơ đã cung cấp cho
chúng ta khi ông mô tả hiện trạng của sự vật ở Anh và ông Ét-ga đã cung cấp cho chúng ta
khi ông mô tả hiện trạng của tiếng Pháp.
"Như vậy Pru-đông cũng rất thực tế: sau khi phát hiện ra rằng khái niệm bình đẳng là căn cứ để chứng minh tài sản, ông
liền xuất phát từ khái niệm ấy để phản đối tài sản".
Ở đây, Pru-đông làm giống như các nhà phê phán nước Đức, là những người xuất phát từ
quan niệm người, - họ phát hiện rằng quan niệm này dùng làm căn cứ để chứng minh sự tồn
tại của thần, - chính là để bác bỏ sự tồn tại của thần.
"Nếu kết quả của nguyên tắc bình đẳng mạnh hơn bản thân sự bình đẳng thì làm thế nào mà Pru-đông lại muốn giúp đỡ
nguyên tắc ấy đạt được sức mạnh bất ngờ như thế?"
Theo ý kiến của ông Bru-nô Bau-ơ, tự ý thức là cơ sở của mọi quan niệm tôn giáo. Theo ý
kiến ông ta, nó cũng cấu thành nguyên tắc sáng tạo của Phúc âm. Vậy thì tại sao trong thực
tế, ở đây, kết quả của nguyên tắc tự ý thức lại mạnh hơn bản thân tự ý thức? Trả lời theo tinh
thần Đức thuần tuý thì đó là vì tự ý thức tuy là nguyên tắc sáng tạo của những quan niệm tôn
giáo, nhưng nó chỉ là như thế khi nó lấy tư cách là tự ý thức đã thoát khỏi bản thân, tự mâu
thuẫn với mình, tách khỏi mình và tha hoá. Vì
vậy, tự ý thức đã đạt tới bản thân, đã hiểu được bản thân, đã nhận thức được bản chất của
mình thì chi phối được những sản vật của sự tự tha hoá của mình, Pru-đông cũng hoàn toàn ở
trong tình trạng như vậy, - đương nhiên có chỗ khác là ông nói tiếng Pháp, chúng ta nói tiếng
Đức, do đó ông diễn đạt theo lối Pháp cái mà chúng ta diễn đạt theo lối Đức.
Pru-đông tự đặt ra vấn đề: với tư cách là nguyên tắc sáng tạo của lý tính, bình đẳng là cơ
sở cấu thành tài sản; và với tư cách là căn cứ lý tính cuối cùng, bình đẳng là cơ sở của mọi
luận cứ chứng minh cho tài sản, vậy thì tại sao nó vẫn không tồn tại mà trái lại, sự phủ định
của nó, tức tài sản tư hữu, lại tồn tại? Cho nên Pru-đông tiến hành nghiên cứu bản thân sự
kiện tài sản. Ông chứng minh rằng "trên thực tế, tài sản coi như chế độ và nguyên tắc, là
không thể có được" (tr.34) nghĩa là bản thân nó tự mâu thuẫn với nó và đang tự tiêu diệt ở tất
cả các mặt; rằng nói theo lối Đức, nó là sự tồn tại hiện có của bình đẳng tự tách khỏi bản