C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 44

vì trước Pru-đông và tất cả các tác giả xã hội chủ nghĩa nói chung, người ta ít suy nghĩ đến
đối tượng ấy. Không có là thuyết duy linh tuyệt vọng nhất, là tính không hiện thực hoàn toàn
nhất của con người, là tính hiện thực hoàn toàn nhất của tình trạng phi nhân tính của con
người, là sự có cực kỳ thực tế, nghĩa là có đói rét, bệnh tật, tội ác, tủi nhục, đần độn và mọi
tình trạng phi nhân tính và trái tự nhiên. Và mỗi sự vật, do con người có ý thức đầy đủ về
tính quan trọng của nó mà lần đầu tiên trở thành đối tượng suy nghĩ thì đối với nhà nghiên
cứu, sẽ là đối tượng đáng suy nghĩ nhất.

Nguyện vọng của Pru-đông muốn tiêu diệt sự không có và hình thức cũ của sự có là hoàn

toàn đồng nhất với nguyện vọng của ông muốn tiêu diệt quan hệ tha hoá thực tế của con
người đối với bản chất vật thể của mình, muốn tiêu diệt biểu hiện kinh tế chính trị của sự tự
tha hoá của con người. Nhưng vì sự phê phán của ông đối với khoa kinh tế chính trị còn bị
chi phối bởi tiền đề của khoa kinh tế chính trị cho nên ở Pru-đông, sự giành lại thế giới vật
thể vẫn biểu hiện bằng hình thức chiếm hữu kinh tế chính trị.

Sự phê phán có tính phê phán buộc Pru-đông phải đối lập không có với có; trái lại Pru-

đông lại đối lập hình thức cũ của nó là chế độ tư hữu với chiếm hữu. Ông tuyên bố rằng
chiếm hữu là "chức năng xã hội". Trong chức năng này, "lợi ích" không nhằm "gạt bỏ"

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.