sản". Song Xay căn bản không đi từ sự thực là ruộng đất dễ chiếm hữu hơn, để rút ra quyền
sở hữu ruộng đất, trái lại ông nói không chút mập mờ rằng: Những quyền của những người sở
hữu ruộng đất bắt nguồn từ sự tước đoạt". ("Khái luận về kinh tế chính trị", bản in lần thứ ba,
quyển I, tr. 136, chú thích
18
.) Cho nên, theo Xay, để xác lập quyền sở hữu ruộng đất thì cần
có "sự giúp sức của lập pháp" và của "luật thực tại". Pru-đông thật không buộc Xay phải đi từ
sự thực là ruộng đất dễ chiếm hữu hơn, để rút ra "ngay lập tức" quyền sở hữu ruộng đất. Ông
chỉ chê trách Xay là Xay đem tính khả năng thay thế cho quyền và nhập cục vấn đề tính khả
năng với vấn đề quyền:
"Xay coi tính khả năng là quyền. Người ta không hỏi tại sao ruộng đất dễ chiếm hữu hơn biển và không khí; người ta
muốn biết: con người dựa vào quyền nào để chiếm lấy của cải ấy làm của mình".
Pru-đông phê phán nói tiếp:
"Về điểm này, chỉ còn phải bổ sung thêm một điểm: đi đôi với việc chiếm hữu một mảnh ruộng đất, người ta còn chiếm
những yếu tố khác - không khí, nước, lửa: terra, aqua, aëere et igne interdicti sumus
1*
".
Pru-đông thật căn bản không "chỉ" bổ sung thêm điểm ấy, trái lại ông nói rằng nhân tiện
(en passant) "lưu ý" bạn đọc về sự chiếm hữu không khí và nước. Ở Pru-đông phê phán, công
thức của lệnh trục xuất của La Mã bị nhét một cách không tài nào hiểu được vào lập luận của
ông ta. Ông ta quên không nói rõ "chúng ta" trong lệnh cấm này là ai. Còn Pru-đông thật thì
nói với những người không sở hữu rằng:
"Hỡi những người vô sản!... Tài sản loại chúng ta ra khỏi xã hội: terra etc. interdicti sumus".
Pru-đông phê phán tranh luận với Sác-lơ Công-tơ như sau: