C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 47

"Sác-lơ Công-tơ cho rằng người ta muốn sống thì phải có không khí, thức ăn và quần áo. Trong số đó, có những loại như

không khí và nước, nghe nói là vô cùng vô tận nên bao giờ cũng vẫn là tài sản công hữu, còn những thứ khác vì số lượng có

hạn nên trở thành tài sản tư hữu: Như vậy là Sác-lơ Công-tơ đi từ khái niệm hữu hạn và vô hạn đến chứng minh. Có thể là

nếu ông coi khái niệm không cần thiết và cần thiết là phạm trù chủ yếu thì ông có thể đi đến những kết luận khác".

Ngây thơ thay sự biện bác đó của Pru-đông phê phán! Ông ta đề nghị Sác-lơ Công-tơ vứt

bỏ những phạm trù mà Sác-lơ Công-tơ dùng làm điểm xuất phát trong những chứng minh
của mình để đột nhiên nhảy sang những phạm trù khác, không phải nhằm đi tới kết luận của
mình mà nhằm "có thể" đi tới kết luận của Pru-đông phê phán.

Pru-đông thật không đề nghị với Sác-lơ Công-tơ như vậy. Ông không tìm cách dựa vừa

chữ "có thể" nào đó để thanh toán với Sác-lơ Công-tơ: ông đập lại Sác-lơ Công-tơ bằng
những phạm trù của chính Sác-lơ Công-tơ.

Sác-lơ Công-tơ - Pru-đông nói - xuất phất từ sự cần thiết của không khí, thức ăn và trong

điều kiện khí hậu nhất định của quần áo, không phải là để sống mà là để không chấm dứt
cuộc sống. Để duy trì sự sinh tồn của mình, người ta do đó (theo Sác-lơ Công-tơ) cần thường
xuyên chiếm hữu các loại vật phẩm. Số lượng những vật phẩm này không ngang nhau.

"Ánh sáng của thiên thể, không khí và nước có một số lượng lớn đến nỗi người ta không thể tăng hoặc giảm chúng một

cách rõ rệt, nên mỗi người cần bao nhiêu để thoả mãn nhu cầu của mình thì có thể lấy bấy nhiêu mà tuyệt nhiên không gây

thiệt hại gì cho những người khác trong việc sử dụng những vật phẩm ấy"

9

.

Pru-đông lấy những quy định của chính Sác-lơ Công-tơ làm điểm xuất phát. Trước hết,

ông chứng minh cho Sác-lơ Công-tơ thấy rằng ruộng đất cũng chính là cái cần thiết bậc nhất,
cho nên phải để cho mỗi người đều có thể sử dụng nó nhưng phải trong những giới hạn mà
Công-tơ đã vạch ra: "tuyệt nhiên không gây thiệt hại cho những người khác trong việc sử
dụng nó"
. Đã như
vậy thì sao ruộng đất lại trở thành tài sản tư hữu? Sác-lơ Công-tơ trả lời: vì số lượng ruộng
đất không phải vô hạn. Song ông ta dường như phải rút ra kết luận ngược lại: vì số lượng
ruộng đất có hạn nên nó không thể bị chiếm hữu. Chiếm hữu không khí và nước không gây
thiệt hại cho ai cả vì những thứ đó bao giờ cũng thừa thãi, vì số lượng chúng là vô hạn. Trái
lại, việc chiếm hữu ruộng đất một cách tuỳ ý gây thiệt hại cho người khác trong việc sử dụng
ruộng đất chính vì số lượng ruộng đất có hạn. Cho nên việc sử dụng ruộng đất cần được điều
chỉnh theo lợi ích của mọi người. Phương thức chứng minh của Sác-lơ Công-tơ chính đã
chứng minh cái trái ngược với luận điểm của ông

"Sác-lơ Công-tơ - Pru-đông (tức

Pru-đông phê phán) kết luận - xuất phát từ quan điểm cho rằng dân tộc có thể là người

sở hữu ruộng đất; song nếu bản thân tài sản kéo theo nó quyền sử dụng và lạm dụng - jus utendi et abutendi re sua

17

1* - thì

cũng không thể thừa nhận là dân tộc có quyền sử dụng và lạm dụng ruộng đất".

Pru-đông thật không nói rằng quyền sở hữu "kéo theo nó" jus utendi et abutendi. Ông quá

ư quần chúng hoá, nên không nói đến thứ quyền sở hữu sinh ra quyền sở hữu. Jus utendi et
abutendi re sua chính là bản thân quyền sở hữu. Vì thế, Pru-đông phủ nhận thẳng thừng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.