C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 48

quyền sở hữu của nhân dân đối với lãnh thổ của mình. Đối với những ai cho rằng đấy là nói
phóng đại, ông bác lại rằng trong mọi thời đại, từ quyền sở hữu dân tộc tưởng tượng ấy,
người ta đã rút ra những cái như quyền bá chủ, thuế khoá, độc quyền vua chúa, tạp dịch, v.v..

Pru-đông thật phát triển ý kiến sau đây để phản đối Sác-lơ Công-tơ: Công-tơ muốn chứng

minh tài sản ra đời như thế nào, nhưng ông bắt đầu từ chỗ đưa ngay dân tộc với tư cách là
người sở hữu, ra làm tiền đề, nghĩa là ông rơi vào cái petitio principii

18

2*

.

Ông bắt nhà nước nhà nước bán ruộng đất, ông bắt chủ xí nghiệp mua ruộng đất ấy, nghĩa là
ông đã lấy sẵn từ trước bản thân những quan hệ tài sản mà ông muốn chúng mình làm tiền
đề.

Pru-đông phê phán đã lật đổ hệ thập phân của nước Pháp. Ông ta giữ lại đồng phrăng,

nhưng lại thay đồng xăng-tim bằng đồng "kẽm".

"Khi tôi nhượng - Pru-đông (Pru-đông phê phán) nói thêm - một miếng đất thì không những tôi mất đi thu hoạch năm

nay mà còn tước đoạt phúc lợi vĩnh viễn của con cháu tôi. Ruộng đất có giá trị không phải chỉ hiện nay, nó còn có giá trị

tiềm tàng và tương lai".

Pru-đông thật không nói rằng ruộng đất có giá trị không những ngày nay mà cả ngày mai;

ông so sánh giá trị trọn vẹn hiện có với giá trị tiềm tàng sau này, tức là giá trị tuỳ thuộc vào
tài lợi dụng mảnh đất của mình. Ông nói:

"Các anh đem phá huỷ hoặc đem bán mảnh đất của anh thì cũng vậy thôi. Các anh không những sẽ mất một, hai hoặc

nhiều vụ thu hoạch mà còn sẽ mất đi tất cả những sản phẩm mà các anh - các anh và con cháu các anh - có thể thu được từ

mảnh đất ấy".

Đối với Pru-đông, điều quan trọng không phải là so sánh một vụ thu hoạch với phúc lợi

vĩnh viễn (số tiền thu được nhờ một mảnh đất cũng có thể trở thành "phúc lợi vĩnh viễn" như
tư bản) mà là so sánh giá trị hiện có với giá trị có thể thu được nhờ tiếp tục canh tác ruộng
đất ấy.

"Giá trị mới - Sác-lơ Công-tơ nói - mà tôi đem lại cho vật phẩm bằng lao động của tôi là tài sản của tôi. Pru-đông" (Pru-

đông phê phán) "định lật đổ luận điểm ấy như sau: Trong trường hợp đó, một khi ngừng lao động, người ta cũng không còn

là người sở hữu nữa. Quyền sở hữu về sản phẩm dù sao cũng không thể kéo theo nó quyền sở hữu về những vật liệu tạo

thành cơ sở của sản phẩm".

Pru-đông thật nói:

"Hãy cứ cho rằng người lao động có thể chiếm hữu sản phẩm lao động của mình; nhưng tôi không hiểu tại sao quyền sở

hữu về sản phẩm phải kéo theo nó quyền sở hữu về vật chất. Phải chăng người đánh cá đánh được nhiều hơn so với những

người

đánh cá khác trên cùng một ven bờ sẽ nhờ đó mà trở thành người sở hữu giải đất anh ta đánh cá? Phải chăng người đi săn đã

vì tài săn bắn mà đạt được quyền sở hữu về thú rừng của từng vùng? Tình hình cũng thế đối với nhà nông. Muốn biến chiếm

hữu thành tài sản thì ngoài lao động đã tiêu phí, còn cần phải có một điều kiện khác; nếu không, một khi người ta không còn

là người lao động nữa thì người ta cũng lập tức không còn là người sở hữu nữa".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.