C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 49

Cessante causa, cessat effectus

19

1*

. Nếu người sở hữu chỉ với tư cách người lao động mới

là người sở hữu thì một khi anh ta không còn là người lao động nữa, anh ta cũng lập tức
không còn là người sở hữu nữa.

"Vì vậy, theo pháp luật, tài sản là do thời hạn hiệu lực tạo ra; lao động chỉ là dấu hiệu rõ rệt, hành vi vật chất mà sự

chiếm hữu dựa vào để biểu hiện ra.

"Chế độ chiếm hữu vật phẩm thông qua lao động - Pru-đông nói tiếp - là trái ngược với pháp luật. Nếu những người

bênh vực chế độ ấy khẳng định rằng họ dùng chế độ ấy để giải thích pháp luật thì họ tự mâu thuẫn với chính họ".

Sau nữa, theo cách nhìn đó, nếu nói, chẳng hạn, việc khai khẩn ruộng đất "sáng tạo ra

quyền sở hữu đầy đủ về ruộng đất ấy" thì lập luận này cũng chẳng phải là cái gì khác mà là
petitio principii. Kỳ thực, việc ấy chỉ sáng tạo ra năng lực sản xuất mới của vật chất mà thôi.
Còn như nói do đó mà cũng sáng tạo ra quyền sở hữu về bản thân vật chất thì đó là điều cần
phải chứng minh. Người ta không sáng tạo ra bản thân vật chất. Ngay cả đến năng lực sản
xuất ấy hay năng lực sản xuất nào đó ra vật chất cũng chỉ được con người sáng tạo ra với
điều kiện có sự tồn tại từ trước của bản thân vật chất.

Pru-đông phê phán biến Grắc-cút Ba-bớp thành chiến sĩ đấu tranh cho tự do, còn ở Pru-

đông quần chúng thì Ba-bớp xuất hiện với tư cách là chiến sĩ đấu tranh cho bình đẳng
(partisan de l'égalité).

Pru-đông phê phán tự đảm nhiệm lấy việc quy định nhuận bút phải trả cho Hô-me về tập

thơ "I-li-át", nói rằng:

"Nhuận bút mà tôi trả cho Hô-me, phải ngang với cái mà ông ta cho tôi. Nhưng làm thế nào mà xác định giá trị của cái

mà Hô-me cho chúng ta?".

Pru-đông phê phán quả thật quá ư coi thường những điều nhỏ nhặt trong khoa kinh tế

chính trị nên không biết rằng giá trị của vật phẩm và cái mà vật phẩm ấy đem lại cho người
khác là hai sự vật hoàn toàn khác nhau. Pru-đông thật nói:

"Nhuận bút của nhà thơ phải ngang với sản phẩm của anh ta, nhưng giá trị của sản phẩm đó như thế nào?"

Pru-đông thật nhận định rằng "I-li-át" có giá cả (hoặc giá trị trao đổi, prix) lớn vô hạn; còn

Pru-đông phê phán thì quả quyết rằng nó có giá trị lớn vô hạn. Pru-đông thật so sánh giá trị
của "I-li-át", tức giá trị theo ý nghĩa kinh tế chính trị của nó (valeur intrinsèque), với giá trị
trao đổi của nó (valeur échangeable); còn Pru-đông phê phán lại so sánh "giá trị nội tại" của
"I-li-át" tức giá trị của nó coi là anh hùng ca, với "giá trị để trao đổi" của nó.

Pru-đông thật nói:

"Không có một thước đo chung cho khen thưởng vật chất và tài năng. Về mặt này, tình cảnh của mọi người sản xuất đều

như nhau. Do đó không thể có bất cứ sự so sánh nào giữa họ với nhau và bất cứ sự phân biệt nào về tài sản" ("Entre une

récompense matérielle et le talent, it n'existe pas de commune mesure; sous ce rapport la condition de tous les producteurs

est égale; conséquemment toute comparaison entre eux et toute distinction e fortunes est impossible").

Còn Pru-đông phê phán lại nói:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.