không thể biến cái chân lý: tổng của ba góc trong của một tam giác bằng hai góc vuông,
thành một chân lý khác: tổng của ba góc trong của một tam giác bằng ba góc vuông.
"Các anh không bao giờ có thể - Pru-đông thét lên - để cho thời gian, - là cái bản thân chẳng sáng tạo gì hết, chẳng cải
biến gì hết, chẳng đổi mới gì hết - biến con người sử dụng một vật phẩm nào đó thành người sở hữu vật phẩm ấy".
Ông Ét-ga liền suy luận rằng vì Pru-đông nói thời gian không thể biến một nguyên tắc
pháp luật này thành một nguyên tắc pháp luật khác, hơn nữa nó căn bản không thể tự nó cải
biến hoặc đổi mới bất cứ cái gì, nên ông ta đã tỏ ra thuỷ chung bất nhất khi coi thời gian lao
động là thước đo giá trị của sản phẩm lao động về mặt kinh tế chính trị học. Ông Ét-ga sở dĩ
có thể nghĩ ra được ý kiến phê phán có tính phê phán đó là vì ông ta đã dịch từ "valeur"
1*
thành "Geltung"
2*
do đó có thể dùng từ đó theo cùng một nghĩa, khi mà chỗ này thì nói về ý
nghĩa của nguyên tắc pháp luật, chỗ kia lại nói về giá trị thương nghiệp của sản phẩm lao
động. Ông ta sở dĩ làm được điều đó là vì ông coi sự kéo dài trống rỗng của thời gian với thời
gian lao động có nội dung đầy đủ là như nhau. Giả thử Pru-đông nói rằng thời gian không thể
biến nhặng thành voi thì sự phê phán có tính phê phán cũng có thể suy luận rằng như vậy
Pru-đông chẳng có lý do gì để coi thời gian lao động là thước đo tiền lương.
Thời gian lao động cần hao phí để sản xuất ra một vật phẩm nào đó thuộc về chi phí sản
xuất ra vật phẩm ấy, chi phí sản
xuất ra một vật phẩm nào đó cũng có nghĩa là nó giá bao nhiêu, tức nó có thể bán được bao
nhiêu nếu không tính đến ảnh hưởng của cạnh tranh - đó là điều mà ngay cả sự phê phán có
tính phê phán cũng không thể không hiểu. Ngoài thời gian lao động và tư liệu lao động, các
nhà kinh tế học còn tính cả địa tô của người sở hữu ruộng đất và lợi tức cùng lợi nhuận của
nhà tư bản vào chi phí sản xuất. Ở Pru-đông, địa tô, lợi tức và lợi nhuận đều mất đi vì ở ông,
tài sản tư hữu đã mất đi. Do đó chỉ còn lại thời gian lao động và chi phí ứng trước. Coi thời
gian lao động, tức sự tồn tại hiện có trực tiếp của hoạt động của con người với tính cách hoạt
động của con người, là thước đo để đo tiền lương và quy định giá trị sản phẩm, Pru-đông làm
cho con người trở thành nhân tố quyết định; còn như trong khoa kinh tế chính trị cũ, nhân tố
quyết định là lực lượng vật chất của tư bản và của sở hữu ruộng đất, nghĩa là Pru-đông đã
khôi phục quyền của con người, có điều là vẫn còn khôi phục dưới hình thức kinh tế chính
trị, do đó dưới hình thức mâu thuẫn. Cách ông xuất phát từ quan điểm kinh tế chính trị là
đúng đến mức nào, điều đó có thể thấy ở chỗ người sáng lập ra khoa kinh tế mới, là A-đam
Xmít, đã phát triển, ngay trong mấy trang đầu của tác phẩm của mình nhan đề "Nghiên cứu
về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các dân tộc"
20
, một tư tưởng cho rằng trước
khi chế độ tư hữu được xác lập, nghĩa là trong điều kiện không có tài sản tư hữu, thời gian
lao động đã là thước đo của tiền lương và của giá trị sản phẩm lao động còn chưa tách biệt
với tiền lương.
Tuy nhiên, hãy cứ cho rằng sự phê phán có tính phê phán tạm thời giả định rằng Pru-đông
không xuất phát từ tiền đề lương. Chẳng lẽ nó cho rằng có lúc nào đó, thời gian cần thiết để