C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 52

sản xuất ra một vật phẩm nào đó sẽ không thành nhân tố bản chất của "tính quan trọng" của
vật phẩm ấy hay sao? Chẳng lẽ nó cho rằng thời gian đang mất giá trị của mình đi hay sao?

Trong lĩnh vực sản xuất vật chất trực tiếp thì về bản chất, việc giải quyết vấn đề có nên sản

xuất một vật phẩm nào đó hay không, tức việc giải quyết vấn đề giá trị của vật phẩm, là tuỳ
thuộc vào thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra vật phẩm ấy. Vì xã hội có thời gian hay
không để phát triển thực sự con người là tuỳ thuộc vào thời gian ấy.

Ngay cả lĩnh vực sản xuất tinh thần thì cũng thế, vì nếu muốn hành động hợp lý, há chẳng

phải là khi xác định quy mô, tính chất và kế hoạch của tác phẩm tinh thần đó, không cần chú
ý đến thời gian cần thiết để sản xuất ra nó hay sao? nếu không, ít ra tôi cũng sa vào nguy cơ
là sự vật tồn tại trong tư tưởng của tôi không bao giờ trở thành sự vật hiện thực, do đó nó chỉ
có thể có giá trị của sự vật tưởng tượng, nghĩa là chỉ có giá trị tưởng tượng mà thôi.

Sự phê phán đối với khoa kinh tế chính trị tiến hành theo quan điểm kinh tế chính trị thừa

nhận tất cả mọi quy định bản chất của hoạt động của con người, nhưng chỉ trong hình thức
tha hoá và tách ra ngoài. Chẳng hạn, ở đây nó biến ý nghĩa của thời gian đối với lao động của
con người
thành ý nghĩa của thời gian đối với tiền lương, đối với lao động làm thuê.

Ông Ét-ga nói tiếp:

"Muốn buộc người có tài năng tiếp nhận thước đo nói trên, Pru-đông đã lạm dụng khái niệm giao dịch tự do và quả quyết

rằng xã hội và những thành viên cá biệt của nó vốn có quyền vứt bỏ tác phẩm của người có tài năng".

những người theo học thuyết Phu-ri-ê và Xanh Xi-mông, người có tài năng tiếp tục đứng

hai chân trên miếng đất của khoa kinh tế chính trị đã đưa ra yêu cầu quá cao về nhuận bút
lấy cái ảo tưởng của mình cho rằng mình là của báu vô giá, làm thước đo để xác định giá trị
trao đổi
của tác phẩm của mình. Đối với những âm mưu đó của người có tài, Pru-đông đã trả
lời giống như khoa kinh tế chính trị đã trả lời bất cứ tham vọng nào hòng nâng giá
cả vượt xa cái gọi là giá cả tự nhiên, tức chi phí sản xuất ra vật phẩm: Pru-đông trả lời bằng
cách chỉ ra giao dịch tự do. Đồng thời, ông không hê lạm dụng quan hệ ấy theo nghĩa kinh tế
chính trị học, trái lại ông coi cái mà các nhà kinh tế học coi chỉ là hữu danh vô thực và hão
huyền tức tự do của hai bên ký giao kèo, là một cái gì hiện thực

DỊCH MỘT CÁCH ĐẶC TRƯNG SỐ 4

Pru-đông phê phán đã cải tạo những người vô sản Pháp cũng như giai cấp tư sản Pháp do

đó cuối cùng đã cải tạo xã hội Pháp.

Ông ta không nhận rằng những người vô sản Pháp là có "lực lượng", còn Pru-đông thật thì

trách họ thiếu đạo đức (vertu). Ông ta biến sự thành thạo của họ trong công tác thành sự
thành thạo chưa chắc chắn - "các anh có thể là nhanh nhẹn trong công tác" - còn Pru-đông
thật thì thừa nhận vô điều kiện sự nhanh nhẹn của họ trong công tác ("prompts au travail
vous êtes"
etc.). Ông ta biến người tư sản Pháp thành anh thị dân ngu xuẩn, trong khi đó Pru-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.