C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 50

"Tình cảnh tương đối của những người sản xuất là giống nhau. Tài năng không thể đo bằng vật chất... Bất cứ sự so sánh

nào giữa những người sản xuất với nhau và bất cứ sự phân chia bên ngoài nào về những người sản xuất đều không thể

được".

Ở Pru-đông phê phán,

"nhà công tác khoa học phải cảm thấy rằng trong xã hội, mình là bình đẳng với tất cả mọi người khác, vì tài năng của anh

ta và sự minh mẫn của anh ta đều chỉ là sản phẩm của sự minh mẫn của xã hội".

Không có chỗ nào Pru-đông thật nói đến cảm giác của người có tài năng. Ông nói rằng

người có tài năng phải hạ xuống trình
độ của xã hội. Ông tuyệt nhiên không quả quyết rằng người có tài năng chỉ là sản phẩm của
xã hội. Trái lại, ông nói:

"Người có tài thúc đẩy bản thân mình được rèn luyện thành một công cụ hữu ích... Trong bản thân anh ta ẩn giấu người

lao động tự do và tư bản xã hội đã được tích luỹ".

Pru-đông phê phán nói tiếp:

"Ngoài ra, anh ta phải cảm ơn xã hội là đã giải thoát anh ta khỏi mọi công việc khác và làm cho anh ta có thể dốc sức vào

khoa học".

Không có chỗ nào Pru-đông thật cần đến sự cảm tạ của người có tài. Ông nói:

"Nhà nghệ thuật, nhà khoa học, nhà thơ đã nhận được thù lao công bằng là chính ngay việc xã hội cho phép họ chuyên

tâm vào khoa học và nghệ thuật".

Cuối cùng, Pru-đông phê phán sáng tạo ra một phép mầu thực sự: ông ta buộc xã hội duy

trì một vị "nguyên soái" trong 150 người lao động, do đó mà duy trì cả một quân đội. Ở Pru-
đông thật, chính vị "nguyên soái" đó cũng chẳng to hơn anh "thợ rèn" (meréchal).

BÌNH LUẬN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN SỐ 4

"Nếu ông ta (Pru-đông) muốn giữ khái niệm tiền lương, nếu ông ta muốn coi xã hội là một tổ chức cho chúng ta việc làm

và trả thù lao cho chúng ta về việc làm đó thì ông ta càng không có lý do để coi thời gian là thước đo thù lao, vì trước đây

không lâu, ông ta đã theo Huy-gô Grô-ti-út đưa ra tư tưởng cho rằng: về mặt tầm quan trọng của sự vật thì thời gian không

quan hệ gì".

Ở đây chúng ta thấy một điểm duy nhất là sự phê phán có tính phê phán tìm cách giải

quyết nhiệm vụ của mình và chứng minh với Pru-đông rằng ông xuất phát từ quan điểm kinh
tế chính trị để phản đối một cách không đúng khoa kinh tế chính trị. Nhưng cũng chính ở
đây, sự phê phán đã thực sự làm nhục mình một cách có tính chất phê phán

Cùng với Huy-gô Grô-ti-út, Pru-đông đã phát triển tư tưởng cho

rằng thời hạn hiệu lực không thể coi là căn cứ để biến chiếm hữu thành tài sản, biến một
"nguyên tắc pháp luật" này thành một "nguyên tắc pháp luật" khác, cũng giống như thời gian

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.