C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 418

cuốc than. Tư thế ấy gây nên sưng khớp xương khuỷu tay, và khi công nhân phải quỳ mà làm
việc thì bị sưng khớp xương đầu gối. Phụ nữ và trẻ con kéo than, họ dùng dây và xích, đôi
khi luồn qua háng, bò hai chân hai tay kéo những thùng than, còn người ở phía sau phải đẩy
bằng đầu và tay. Việc đẩy bằng đầu làm tấy lên từng chỗ, gây nên những khối u và ung nhọt.
Ngoài ra phần nhiều các đường hầm đều ẩm ướt, công nhân phải bò lết trong nước bẩn hoặc
nước mặn, sâu tới vài pu-sơ, nên da họ bị lở loét. Rất dễ hình dung được rằng thứ lao động bị
bắt buộc khủng khiếp ấy làm cho những bệnh hoạn vốn đã có ở công nhân mỏ, dễ dàng phát
triển như thế nào.

Nhưng tai họa đổ xuống đầu người công nhân mỏ đâu phải chỉ có thế. Trong toàn Vương

quốc Bri-ten không có ngành lao động nào
mà tính mệnh công nhân bị đe doạ thường xuyên như ở đây. Mỏ than là nơi xảy ra rất nhiều
tai nạn khủng khiếp nhất, và những tai nạn khủng khiếp ấy đều do lòng tham không đáy của
giai cấp tư sản gây nên. Trong hầm mỏ thường có khí mỏ bay ra, khí ấy hỗn hợp với không
khí, tạo thành một thứ khí nổ, hễ tiếp xúc với lửa là nổ, giết chết những người ở quanh đấy.
Những vụ nổ như thế, lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác, hầu như xảy ra hàng ngày. Ngày 28
tháng Chín 1844, trong hầm mỏ Ha-xơ-oen ở Đớc-am đã xảy ra một vụ nổ làm chết 96
người. Ngoài ra trong hầm mỏ còn bay ra rất nhiều thán khí, tích tụ ở những chỗ thấp nhất,
thường cao hơn đầu người, ai vào đấy là chết ngạt. Lẽ ra những cánh cửa ngăn các bộ phận
trong hầm mỏ có thể ngăn không cho các vụ nổ lan tràn và các khí độc di chuyển, nhưng vì
người gác cửa là trẻ con, chúng thường ngủ quên hoặc lơ đễnh với trách nhiệm cho nên cách
đề phòng ấy chẳng qua là hữu danh vô thực mà thôi. Nếu dùng giếng thông gió để cho không
khí trong hầm mỏ lưu thông thì rất có thể loại trừ được tác dụng nguy hại của hai chất khí ấy,
nhưng bọn tư sản đời nào lại bỏ tiền làm việc đó, họ chỉ khuyên công nhân sử dụng đèn Đê-
vi, nhưng loại đèn này ánh sáng yếu ớt, chẳng được tích sự gì cho công nhân, nên họ đành
phải dùng nến thường. Nếu xảy ra một vụ nổ thì dĩ nhiên người ta đổ tại công nhân cẩu thả,
trong khi ấy nếu bọn tư sản chịu làm tốt thiết bị thông gió thì hầu như không thể xảy ra các
vụ nổ được. Thứ nữa, lúc nào cũng có thể xảy ra tai nạn sụp toàn bộ hoặc từng phần đường
hầm, chôn vùi công nhân hoặc làm họ trở thành tàn phế; điều mà bọn tư sản quan tâm là phải
dốc sức đào hết nhẵn than trong mạch than, đó là nguyên do gây nên những vụ sụt lở ấy. Hơn
nữa, những dây thừng công nhân dùng để xuống hầm mỏ thường rất xấu và bị đứt, những
công nhân bất hạnh ấy rơi tuột xuống đáy hầm mỏ, thịt nát xương tan. Tất cả những tai nạn
ấy - vì khuôn khổ cuốn sách có hạn, tôi không thể dẫn ra từng ví dụ một, - theo thống kê của
tờ "Mining Journal",

117

mỗi năm đã cướp đi khoảng 1400 mạng người. Tờ "Manchester Guardian" đưa tin, chỉ riêng
ở Lan-kê-sia mỗi tuần ít nhất cũng xảy ra hai hoặc ba vụ. Ở hầu hết mọi khu, những bồi thẩm
có nhiệm vụ xác minh nguyên nhân chết người đều lệ thuộc vào các chủ mỏ nhưng ngay
trong trường hợp không phải như thế thì sự xét xử cũng vẫn chỉ làm chiếu lệ:"chết vì tai
nạn"
. Ngoài ra các viên bồi thẩm rất ít khi chú ý đến tình hình hầm mỏ, vì họ có hiểu gì đâu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.