C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 421

Tình hình này đã diễn ra một thời gian dài. Người công nhân mỏ chỉ biết một điều là mình

sống trên thế giới này chỉ để cho người ta róc xương róc thịt mình. Nhưng trong bọn họ,
trước tiên là ở những khu công xưởng là nơi mà sự tiếp xúc với những công nhân công
xưởng giác ngộ cao hơn không thể không ảnh hưởng đến họ, đã dần dần xuất hiện tinh thần
phản kháng chống sự áp bức bỉ ổi của bọn "vua than". Công nhân mỏ bắt đầu tổ chức những
liên đoàn, đôi lúc tổ chức bãi công. Ở những vùng văn hoá khá hơn, thậm chí họ còn toàn
tâm tham gia phong trào Hiến chương. Nhưng khu mỏ than lớn ở Bắc Anh hoàn toàn cách
biệt với cuộc sống công nghiệp thì luôn luôn lạc hậu so với trào lưu chung; cho đến năm
1843, sau nhiều lần cố gắng của phái Hiến chương và của bản thân những người công nhân
mỏ tương đối giác ngộ, tinh thần phản kháng chung mới được thức tỉnh rộng rãi. Công nhân
ở Noóc-tơm-bớc-len và ở Đớc-am cũng hoàn toàn bước vào phong
trào và đã dẫn đầu phong trào trong một tổng liên đoàn thợ mỏ than toàn Đại Bri-ten, đồng
thời mời luật sư V.P.Rô-bớt ở Bri-txơn, một người thuộc phái Hiến chương làm "người tổng
đại diện" của họ, ông này đã nổi tiếng quá nhiều vụ án trước kia của phái Hiến chương, Liên
đoàn ấy phát triển rất nhanh chóng tới đại bộ phận các khu, cử đại diện ở khắp nơi, những
người này triệu tập các cuộc họp, kết nạp đoàn viên. Cho đến khi có đại hội đại biểu lần thứ
nhất tháng Giêng 1844 ở Man-se-xtơ, liên đoàn đã có hơn 6 vạn đoàn viên, nửa năm sau, đến
đại hội đại biểu lần thứ hai triệu tập ở Gla-xgô thì số đoàn viên đã vượt quá 10 vạn người.
Hai lần đại hội đại biểu ấy đã thảo luận mọi vấn đề về công nhân mỏ than và đã có những
nghị quyết về vấn đề bãi công quy mô lớn. Nhiều báo chí mới xuất bản định kỳ được sáng
lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân mỏ, nhất là tờ nguyệt san "The Minefr's Advocate" ở
Niu-cát-xơn trên sông Tai-nơ.

Ngày 31 tháng Ba 1844, tất cả các bản hợp đồng thuê công nhân mỏ than ở Noóc-tơm-

bớc-len và Đớc-am đều hết hạn. Họ liền uỷ thác cho Rô-bớc thảo ra một bản hợp đồng mới,
đề ra những yêu sách như sau: 1) trả công theo trọng lượng, chứ không theo khối lượng; 2)
khi cần phải dùng bàn cân và quả cân thường, đã được viên thanh tra của chính phủ kiểm
nghiệm; 3) thời hạn thuê là nửa năm; 4) bãi bỏ chế độ phạt tiền và trả lương cho toàn bộ công
việc đã làm được; 5) phía chủ mỏ có nghĩa vụ bảo đảm cho các công nhân chuyên làm việc
cho họ ít nhất 4 ngày lao động mỗi tuần hoặc bảo đảm cho họ có 4 ngày tiền lương mỗi tuần.
Họ gửi bản hợp đồng ấy cho các vua than và cử một đoàn đại biểu đi đàm phán. Nhưng các
chủ mỏ trả lời rằng: đối với họ, không có liên đoàn thợ mở than nào cả, họ chỉ biết từng công
nhân một, còn liên đoàn thì không bao giờ họ thừa nhận. Về phía chủ mỏ, cũng đưa ra một
bản dự thảo hợp đồng khác không hề đả động gì đến mấy điểm nói trên và đương nhiên là
công nhân cự tuyệt. Thế là đôi bên tuyên chiến với nhau. Ngày 31 tháng Ba
1844, 4 vạn công nhân mỏ than hạ cuốc và tất cả các hầm mỏ của cả hai tỉnh đều không một
bóng người. Nguồn của cải của liên đoàn khá lớn: trong mấy tháng liền, mỗi gia đình mỗi
tuần lễ có thể được lĩnh tới 2 si-linh rưỡi tiền trợ cấp. Trong lúc công nhân dùng phương
pháp ấy để thử thách lòng kiên nhẫn của các chủ mỏ, thì Rô-bớt không quản mệt nhọc vất vả,
đi tổ chức bãi công và tiến hành cổ động, triệu tập những cuộc họp, chạy đông chạy tây khắp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.