nghiêm trọng đến mức phải vận chuyển than từ Xcốt-len đến, mặc dù người Anh có câu ngạn
ngữ to carry coal to Newcastle
1*
có ý nghĩa giống như câu nói của người Hy Lạp "đem cú
mèo tới A-ten", nghĩa là: làm chuyện quá thừa. Buổi đầu, khi quỹ liên đoàn
hãy còn thì mọi việc đều tốt đẹp, nhưng gần tới mùa hè, cuộc đấu tranh trở nên rất khó khăn
đối với công nhân; họ lâm vào cảnh khốn cùng, không có tiền, vì tiền đóng góp của công
nhân tất cả các ngành công nghiệp nước Anh, so với số người bãi công thì quá ít ỏi; họ đành
phải mua chịu với điều kiện rất bất lợi của cửa hàng bán lẻ; tất cả báo chí, trừ mấy tờ báo vô
sản, đều phản đối họ, giai cấp tư sản, ngay cả số ít người có tinh thần chính nghĩa đôi chút
muốn giúp những người bãi công thì lại chỉ được biết những tin tức dối trá về tình hình bãi
công trên những tờ báo đã bị mua chuộc của Đảng tự do và đảng To-ri; một đoàn đại biểu
gồm mười hai công nhân mỏ được cử đi Luân Đôn đã quyên được một số tiền trong giai cấp
vô sản Luân Đôn, nhưng vì số người cần cứu tế quá nhiều, nên số tiền ấy không thấm vào
đâu. Mặc dù vậy, công nhân mỏ vẫn kiên trì và điều có ý nghĩa hơn nữa là, dù các chủ mỏ và
bọn tay sai có thái độ thù địch điên cuồng và khiêu khích bằng mọi cách, họ vẫn bình tĩnh và
chịu đựng. Họ không có một hành động báo thù nào, không đánh đập một kẻ phản bội nào,
và cũng không xảy ra vụ trộm cắp nào. Cứ như thế, cuộc bãi công kéo dài bốn tháng liền mà
các chủ mỏ vẫn không có hy vọng giành thắng lợi. Nhưng trước mắt chúng còn có một lối
thoát. Chúng nhớ tới chế độ cốt-ta-giơ, chúng nhớ ra rằng những nhà ở của những công nhân
quật cường ấy là sở hữu của chủ mỏ. Đến tháng Bảy chúng đòi công nhân trả nhà và một tuần
sau 4 vạn người bị đuổi ra đường. Thủ đoạn ấy được áp dụng một cách tàn bạo khiến mọi
người đều căm giận. Người ốm yếu, người già, những trẻ con còn bú mẹ, thậm chí cả những
sản phụ đều bị lôi ra khỏi giường một cách tàn nhẫn và bị xô xuống các hào rãnh dọc đường.
Một tên tay sai thích thú nắm tóc một phụ nữ sắp đẻ mà lôi ra ngoài phố. Một số đông quân
đội và cảnh sát tập trung ở gần đấy sẵn sàng dùng vũ lực, chỉ chờ có dấu hiệu kháng cự hoặc
có hiệu lệnh của bọn thẩm phán hoà giải, chỉ huy toàn bộ
vụ khủng bố dã man này. Nhưng, ngay đến thế, công nhân vẫn bình tĩnh nhịn nhục, không có
một hành động phản kháng nào. Bọn chủ mỏ mong mỏi công nhân bạo động và cố dùng mọi
thủ đoạn khích công nhân chống lại để mượn cớ dùng quân đội mà kết thúc cuộc bãi công;
nhưng những người công nhân mỏ bị đuổi ra ngoài hè phố ấy vẫn nhớ lời dặn của người đại
diện, không hề lay chuyển, lặng lẽ dọn đồ đạc ra những bãi cỏ lầy hoặc những cánh đồng đã
gặt và kiên nhẫn chờ đợi. Một số người tìm không ra chỗ tốt hơn, đành phải cắm trại ở trên
hào rãnh ven đường cái; một số khác phải dựng trên đất của người khác, họ bị truy tố vì đã
"gây thiệt hại đáng nửa pen-ni", và bị kết tội trả tiền án phí 1 pao xtéc-linh, tất nhiên họ
không trả nổi tiền phạt, đành chịu ngồi tù. Những con người ấy cùng với gia đình họ đã phải
trải qua hơn tám tuần lễ ở ngoài trời như thế, vào mùa hè mưa tầm tã của năm ngoái (năm