C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 439

nhà kinh tế chính trị học. Quan hệ giữa chủ xưởng và công nhân không phải là quan hệ giữa
người và người, mà là quan hệ thuần tuý kinh tế. Chủ xưởng là "tư bản" còn công nhân là
"lao động". Và khi người công nhân không muốn tự giam mình vào cái khái niệm trừu tượng
ấy, thì anh ta cho rằng mình không phải là "lao động" mà là một con người, đành rằng con
người ấy ngoài những đặc điểm khác cũng có đặc điểm là năng lực lao động, khi người công
nhân cho rằng mình quyết không thể bị xem

là "lao động", là hàng hoá để đem ra bán mua trên thị trường thì người tư sản đâm ra lúng
túng. Hắn không thể hiểu được rằng giữa hắn và người công nhân, ngoài quan hệ mua bán,
còn có quan hệ gì khác nữa; hắn không coi họ là người, mà là những "cánh tay"(hands), như
hắn thường gọi công nhân của hắn như thế trước mặt họ; đúng như Các-lai-lơ nói là ngoài sự
giao dịch bằng tiền mặt ra
, thì nó không thừa nhận một quan hệ nào khác giữa người và
người. Thậm chí đến quan hệ giữa hắn và vợ hắn, thì 99 phần trăm cũng chỉ thể hiện ở việc
"trả tiền mặt". Tình trạng nô dịch nhục nhã của giai cấp tư sản đối với đồng tiền, do sự thống
trị của người tư sản, đã để lại dấu vết ngay cả trong ngôn ngữ. Tiền bạc xác định giá trị của
con người: người này trị giá một vạn pao xtéc-linh - he is worth ten thousand pounds, - tức là
nói người này có số tiền ấy. Ai có tiền là "đáng kính", là thuộc về "loại người thượng đẳng"
(the better sort of people), là "người có thế lực"(influential), và tiếng nói của nó về tất cả mọi
việc đều có trọng lượng trong cái giới của nó. Chất con buôn đã thấm vào toàn bộ ngôn ngữ,
mọi quan hệ đều được biểu hiện bằng những thuật ngữ thương nghiệp, bằng những khái niệm
kinh tế. Cung và cầu,- supply and demand, - đó là công thức lô-gích mà người Anh dùng để
phán đoán toàn bộ đời sống của con người. Do đó mà tất cả mọi mặt trong đời sống đều là tự
do cạnh tranh, do đó mà chế độ laissez faire, laissez aller

123

đang chi phối các ngành hành

chính, y tế, giáo dục, có lẽ không lâu nữa sẽ chi phối cả tôn giáo, vì sự thống trị của Giáo hội
quốc giáo đã mỗi ngày một tan rã. Tự do cạnh tranh không chịu được bất cứ một hạn chế
nào, không chịu được bất cứ sự kiểm soát nào của nhà nước, toàn bộ nhà nước là một gánh
nặng đối với nó, đối với nó thì tốt nhất là hoàn toàn không có chế độ nhà nước nào cả để cho
mỗi người có thể bóc lột người khác tuỳ theo ý muốn của mình, ví dụ như trong cái "liên
bang" mà ông bạn Stiếc-nơ rất thân mến đã tuyên truyền. Nhưng vì giai cấp tư sản lại không
thể không cần đến nhà nước, dù chỉ là để kiềm chế những người vô sản rất cần thiết cho họ,
cho nên họ dùng nhà nước để đối phó với người vô sản, đồng thời cố sức làm cho nhà nước
xa họ hơn.

Nhưng đừng nghĩ rằng người Anh "có học thức" lại công khai thừa nhận lòng ích kỷ ấy.

Trái lại, họ dùng cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa ti tiện nhất để che đậy nó. - Thế nào, những
người Anh giàu có mà lại không quan tâm đến người nghèo à? Họ chẳng đã lập ra những cơ
quan từ thiện mà bất cứ nước nào khác cũng không có đó sao?- Ôi chà, những cơ quan từ
thiện! Làm như là người vô sản sẽ dễ chịu hơn khi các người đã rút cạn nhựa sống của họ, rồi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.