C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 486

ùn ùn tràn sang lĩnh vực nông nghiệp và các ngành công nghiệp may mắn còn sót lại; sự bần
cùng tăng lên nhanh chóng ở khắp nơi, sự tập trung của cải vào tay một số ít người vì thế
cũng được đẩy mạnh do kết qủa của cuộc khủng hoảng ấy, và căn cứ theo những sự kiện ở
Xi-lê-di thì hậu quả tất nhiên của cuộc khủng hoảng đó sẽ là cách mạng xã hội.

Bây giờ giả định chúng ta thực hiện thuế quan bảo hộ. Chế độ thuế quan này gần đây đã

trở thành đứa con cưng của phần lớn các nhà công nghiệp nước ta, do đó cần phải nghiên cứu
kỹ hơn. Ông Li-xtơ đã nâng nguyện vọng của các nhà tư bản nước ta lên thành một hệ
thống

145

, và tôi cùng muốn bàn về hệ thống ấy mà hầu hết bọn họ đều nhận làm tín điều của

mình. Ông Li-xtơ chủ trương thực hiện việc nâng cao dần thuế quan bảo hộ đến lúc đủ bảo
đảm cho các chủ xưởng thao túng thị trường trong nước; thuế quan phải giữ ở mức cao ấy
trong một thời kỳ nhất định rồi mới bắt đầu hạ dần xuống để sau mấy năm, rút cục có thể thủ
tiêu chế độ thuế quan bảo hộ. Chúng ta giả định rằng kế hoạch ấy được đưa ra thực hiện và
việc nâng cao dần thuế quan bảo hộ
được ban hành. Công nghiệp sẽ phát triển, số tư bản nhàn rỗi sẽ được đưa vào các xí nghiệp
công nghiệp, nhu cầu về công nhân rồi sẽ được đưa vào các xí nghiệp, nhu cầu về công nhân
và cùng với nó là tiền công được nâng cao, sở tế bần trở thành nhàn rỗi, và nhìn vào hiện
tượng bên ngoài thì thời kỳ toàn thịnh đã đến. Tình hình đó sẽ tiếp tục mãi cho đến khi nền
công nghiệp của chúng ta phát triển đủ thoả mãn thị trường trong nước. Nó không thể phát
triển hơn nữa, vì nếu không có sự bảo hộ của thuế quan thì nó không giữ nổi thị trường trong
nước
, còn trên thị trường trung lập thì nó càng không chịu đựng nổi sự cạnh tranh của nước
ngoài. Ông Li-xtơ cho rằng đến lúc đó, nền công nghiệp nước ta đã hết sức củng cố nên ít
cần đến sự bảo hộ của thuế quan và có thể bắt đầu hạ thấp thuế quan. Chúng ta tạm thời giả
định tình hình sẽ như vậy. Thuế quan hạ thấp. Nếu không phải là trong lần hạ thuế suất thứ
nhất thì cũng là trong lần thứ hai hoặc thứ ba, thuế quan không tránh khỏi hạ xuống đến mức
mà công nghiệp nước ngoài,- nói thẳng ra là Anh,- có thể cạnh tranh với nền công nghiệp của
chúng ta trên thị trường Đức. Đấy chính là điều mà ông Li-xtơ mông muốn. Nhưng nó sẽ
mang lại hậu quả gì? Từ lúc đó, nền công nghiệp Đức sẽ cùng với nền công nghiệp Anh phải
chịu những thử thách của tất cả các cuộc rung động, của tất cả các cuộc khủng hoảng. Một
khi các thị trường nước ngoài đều tràn ngập hàng hoá của Anh thì người Anh sẽ hành động
như hiện nay họ đang hành động và như ông Li-xtơ đã tô vẽ bằng những màu sắc rực rỡ: họ
sẽ tung toàn bộ hàng tồn kho của mình vào thị trường Đức là thị trường gần nhất mà họ giành
được và như vậy là lại biến Đồng minh thuế quan thành "cửa hàng đồ cũ" của mình. Tiếp đó
nền công nghiệp Anh phục hồi nhanh chóng vì cả thế giới là thị trường của nó, vì cả thế giới
không thể thiếu nó được, trong khi ấy nền công nghiệp Đức trở thành không cần thiết cho
ngay cả thị trường trong nước của nó nữa và thậm chí lo sợ sự cạnh
tranh của Anh ở ngay trong nhà mình và chịu tác hại của những hàng hoá Anh thừa ứ bán
cho khách hàng của nó trong thời kỳ khủng hoảng. Trong những điều kiện ấy, nền công
nghiệp nước ta sẽ phải nếm đủ mùi đau khổ mà nền công nghiệp Anh phải chịu trong thời kỳ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.