trò chủ đạo trong hội nghị và xem ra rất được kính trọng. Chủ tịch đương nhiên là một người
Anh, thuộc "phái Hiến chương" Tô-mát Cu-pơ đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa 1842 và đã
ngồi tù gần 2 năm tròn, ở trong tù ông viết một bài anh hùng ca mô phỏng "Sa-in Ha-rôn"
được các nhà phê bình văn học Anh đánh giá rất cao
171
. Người phát ngôn chủ yếu của người
Anh vào buổi tối là Gioóc-giơ Giuy-li-an Hác-ni, một biên tập viên của "Northern Star" từ
hai năm nay. Báo "Northern Star", cơ quan của phái Hiến chương, do Ố.Cô -no thành lập vào
năm 1837; từ khi G.Hốp-xơn và Hác-ni cùng biên tập tờ báo thì nó đã trở thành một trong
những tờ báo ưu tú nhất châu Âu trên tất cả mọi phương diện; chỉ có mấy tờ báo nhỏ của
công nhân Pa-ri chẳng hạn như tờ "Union"
172
mới có thể so sánh được với nó. Bản thân Hác-
ni là một người vô sản chân chính đã tham gia phong trào từ thời trẻ, một trong những thành
viên quan trọng của "Hội liên hiệp dân chủ" 1838 - 1839 đã nói trên (ông đã chủ trì ngày hội
10 tháng Tám) và, ngoài Hốp-xơn ra, ông nhất định là nhà văn Anh ưu tú nhất, điều mà hễ có
dịp tôi sẽ chứng minh với người Đức. Tuy không hiểu tí gì về lý luận Đức gắn liền với "chủ
nghĩa xã hội chân chính", Hác-ni đã hoàn toàn hiểu rõ mục đích của phong trào châu Âu và
hoàn toàn đúng à la hauteur des principes
1*
. Công lao chính trong việc chuẩn bị ngày hội có
tính chất chủ nghĩa
thế giới này là thuộc về ông; ông không tiếc sức mình để làm cho các dân tộc gần gũi nhau,
để loại bỏ những sự hiểu lầm, để khắc phục những bất đồng cá nhân.
Trong khi nâng cốc, Hác-ni tuyên bố:
Đời đời tưởng nhớ những người cộng hoà Pháp chân chính và anh dũng năm 1792! Chúc cho quyền bình đẳng mà họ đã
đạt được, - vì nó mà họ đã sống, phấn đấu và hy sinh. - sớm phục hồi ở Pháp và truyền bá khắp châu Âu".
Được nhiệt liệt hoan hô đến hai ba lần, Hác-ni nói tiếp:
"Trước kia, khi tổ chức một cuộc hội nghị long trọng như hôm nay thì chúng ta không những không tránh khỏi sự khinh
rẻ, chế giễu, châm chọc và đàn áp của giai cấp đặc quyền mà còn vấp phải những hành động thô bạo của dân chúng bị lường
gạt và ngu muội, - dân chúng bị bọn cha cố và nhà cầm quyền mê hoặc cho rằng cách mạng Pháp là đồ ma quái đáng sợ, hễ
nghĩ đến là không khỏi rợn tóc gáy và hễ nói đến là không khỏi chán chường. Chắc các bạn, - ít ra là phần lớn các bạn, - còn
nhớ mới gần đây thôi, ở tổ chức chúng tôi, đạo luật tốt thì lập tức có kẻ kêu lên "bọn Gia-cô-banh". Hễ có người đưa ra yêu
cầu đòi cải cách nghị viện, giảm thuế, giáo dục quốc dân hoặc bất cứ biện pháp nào khác mang chút ít tính chất tiến bộ thì
chúng ta có thể thấy trước rằng "cách mạng Pháp", "nền thống trị khủng bố" và những con quỷ quen uống máu người lập tức
được đưa ra để dọa nạt những đứa trẻ lớn đã quá tuổi để râu mà chưa học được cách suy nghĩ độc lập. (Cười và vỗ tay.) Thời
kỳ ấy đã qua rồi; nhưng tôi vẫn chưa tin rằng chúng ta đã học hiểu được đúng đắn lịch sử của cuộc cách mạng vĩ đại ấy. Nếu
như tôi muốn nhân dịp này nói mấy câu rỗng tuyếch về tự do, bình đẳng và nhân quyền, về liên minh của bọn quân chủ châu
Âu và về hành động của Pít và công tước Bra-un-svai-gơ thì cũng chẳng có khó khăn gì; tôi có thể nói tràng giang đại hải về
chủ đề ấy và có lẽ được tán dương về cái màu sắc tuồng như đậm nét tự do của bài diễn văn của tôi, nhưng như vậy thì
không hề đụng chạm đến vấn đề chân chính. Vấn đề chân chính lớn đặt ra trước cách mạng Pháp là tiêu diệt sự bất bình
đẳng và xây dựng một chế độ có thể bảo đảm cho nhân dân Pháp cuộc sống hạnh phúc mà cho tới nay đông đảo quần chúng
chưa hề được hưởng. Nếu chúng ta kiểm tra các nhà hoạt động cách mạng bằng viên đá thử vàng ấy thì chúng ta dễ đi đến
chỗ đánh giá đúng đắn họ. Hãy lấy La-phay-ét làm ví dụ; với tư cách là đại biểu của chủ nghĩa lập hiến, có lẽ ông là người