C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 527

trung thực nhất, ưu tú nhất trong phái ông. Ít có người được lòng dân hơn La-phay-ét. Thời trẻ, ông đã sang Mỹ và tham gia

cuộc đấu tranh của Mỹ chống chế

độ bạo tàn của Anh. Sau khi người Mỹ giành được độc lập, ông trở về Pháp và chẳng bao lâu chúng ta đã thấy ông đứng

hàng đầu trong cuộc cách mạng đang diễn ra ở tổ quốc ông. Khi ông đã già, chúng ta lại gặp ông là một người được lòng

dân nhất nước Pháp, nơi đây, sau "ba ngày" ông đã trở thành một nhà độc tài thực sự, tóm lại, ông có thể phế lập ngôi vua.

Có lẽ La-phay-ét là người được lòng dân nhất so với những người cùng thời ông ở châu Âu và châu Mỹ, và cái danh vọng

ấy cũng rất xứng đáng nếu như trong những hành động sau này của ông, ông vẫn trung thành với những lời nói cách mạng

ban đầu của ông. Nhưng La-phay-ét chưa bao giờ là người bạn của bình đẳng (Tiếng hét: "Chú ý, chú ý!"). Thật vậy, ban

đầu ông đã vứt bỏ tước vị của mình, đặc quyền phong kiến của mình - và đó là điều tốt. Đứng đầu đội Cận vệ quốc gia là

thần tượng của giai cấp tư sản, thậm chí được thiện cảm của giai cấp công nhân, có một đạo ông đã được coi là một chiến sĩ

cách mạng tiên phong. Nhưng ông đã dừng lại khi cần phải tiến lên. Nhân dân nhanh chóng nhận thấy rằng việc phá ngục

Ba-xti và thủ tiêu đặc quyền phong kiến, trấn áp bọn vua chúa và quý tộc không đưa đến cái gì khác ngoài sự tăng cường

quyền lực của giai cấp tư sản. Nhưng nhân dân không thoả mãn ở chỗ đó. (Vỗ tay) Họ đòi hỏi tự do và quyền lợi cho mình;

họ đòi hỏi cái mà hiện nay chúng ta đang đòi hỏi, - quyền bình đẳng thật sự hoàn toàn. (Vỗ tay nhiệt liệt) Khi La-phay-ét

nhận thấy điều đó ông đã trở thành nhà bảo thủ. Ông không còn là nhà cách mạng nữa. Chính ông đã đề nghị phê chuẩn đạo

luật thời chiến để hợp pháp hoá việc bắn giết và đánh đập nhân dân trong những trường hợp xẩy ra các vụ lộn xộn, - và điều

đó lại tiến hành đúng vào lúc mà nhân dân đang lâm vào nạn đói trầm trọng; dựa vào đạo luật đó, chính La-phay-ét đã ra

lệnh bắn giết nhân dân vào ngày 17 tháng Bảy năm 1791, sau khi nhà vua chạy trốn đến Va-ren, khi nhân dân tập hợp tại

quảng trường Mác-xơ để đưa đơn thỉnh cầu cho Quốc hội phản đối việc tên quân chủ - phản bội ấy trở lại ngai vàng. Sau đó

La-phay-ét đã dám dùng thanh gươm của mình để đe doạ Pa-ri, đe doạ dùng bạo lực đóng cửa câu lạc bộ nhân dân. Sau ngày

10 tháng Tám, ông ta mưu toan đưa binh lính của mình đến Pa-ri nhưng họ là những người yêu nước hơn ông ta nên đã

không tuân lệnh, và bấy giờ ông ta đã bỏ chạy và xa rời cách mạng. Dù sao thì La-phay-ét cũng có lẽ là một phần tử ưu tú

nhất của phái lập hiến. Nhưng việc nâng cốc của chúng ta chẳng dính líu gì đến ông ta và phái của ông ta cả, vì rằng thậm

chí trên danh nghĩa họ cũng không phải là những người cộng hoà. Họ khẳng định một cách giả dối rằng nhân dân có chủ

quyền nhưng đồng thời lại chia nhân dân thành những công dân tích cực và công dân tiêu cực và chỉ dành quyền bầu cử cho

những người chịu đóng thuế mà họ coi là những công dân tích cực. Tóm lại, La-phay-ét và phái lập hiến chẳng qua chỉ là

người thuộc đảng Vích

và chẳng khác bao nhiêu với những người đã lừa bịp chúng ta bằng những dự luật cải cách. (Vỗ tay) Sau họ là Gi-rông-

đanh; chính bọn này thường được coi là "những người cộng hoà chân thành và trung thực". Tôi không thể đồng ý cách nhìn

ấy. Đương nhiên chúng ta không khỏi tỏ lòng khâm phục tài năng và nghệ thuật hùng biện của họ, được thể hiện nổi bật ở

các nhà lãnh đạo của phái đó và được kết hợp với lòng ngay thẳng không thể mua chuộc ở một số người như Rô-lăng, với

tinh thần sả thân anh dũng ở một số người khác như bà Rô-lăng, với nhiệt tình nóng bỏng ở một số người thứ ba như Bác-

ba-ru. Và chúng ta không thể, - ít ra là tôi không thể, - không xúc động mạnh mẽ khi đọc đến cái chết thê thảm và quá sớm

của bà Rô-lăng hoặc nhà triết học Công-đoóc-xê. Nhưng dù sao đi nữa thì phái Gi-rông-đanh cũng không phải là những

người mà nhân dân có thể chờ đợi sự giải phóng khỏi ách nô lệ xã hội. Chúng ta không bao giờ hoài nghi là trong họ đã có

những người dũng cảm; chúng ta thừa nhận họ trung thành với niềm tin của họ. Có lẽ chúng ta cũng sẵn sàng tin rằng có

nhiều người trong bọn họ là ngu dốt hơn là tội lỗi - thực ra đây chỉ là nói những người đã hy sinh; vì nếu như chúng ta nhìn

toàn phái ấy qua những thành viên của nó còn sống sót được dưới cái gọi là chế độ khủng bố thì chúng ta phải đi đến kết

luận rằng chưa từng có bọn côn đồ nào đê tiện hơn. Bọn Gi-rông-đanh còn sống sót ấy đã giúp vào việc thủ tiêu Hiến pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.