C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 87

biến thành những khái niệm, rồi đặt đối lập hai bên với nhau, như những cực bất di bất dịch.
Sự phê phán tuyệt đối chẳng hề nghĩ đến nghiên cứu bản thân "tinh thần", nghiên cứu xem có
phải bản tính duy linh của bản thân tinh thần và những tham vọng xốc nổi của nó là nguồn
gốc của sự "sáo rỗng", của "sự tự dối mình", của "sự nhu nhược" hay không. Ngược lại, tinh
thần thì tuyệt đối, nhưng khốn thay nó lại đồng thời luôn luôn biến thành sự trống rỗng về
tinh thần
: những sự tính toán của nó bao giờ cũng được tiến hành mà không có chủ. Vì vậy
nó nhất định phải có một đối thủ dùng mánh khoé đối phó với nó. Đối thủ này chính là quần
chúng.

Đối với "sự tiến bộ" thì tình hình cũng y như vậy. Trái với những tham vọng của "tiến bộ",

người ta luôn luôn thấy có những trường hợp thoái bộloanh quanh. Không biết rằng
phạm trù "tiến bộ" là không có bất cứ nội dung nào và có tính chất trừu tượng, sự phê phán
tuyệt đối suy nghĩ quá ư sâu sắc đến nỗi thừa nhận "sự tiến bộ" là tuyệt đối, để có thể đưa
"đối thủ cá nhân" của tiến bộ, tức quần chúng, ra nhằm giải thích sự thoái bộ. Vì "quần
chúng" chẳng qua chỉ là "mặt đối lập của tinh thần", của sự tiến bộ, của "sự phê phán", cho
nên nó chỉ có thể được định nghĩa bằng mặt đối lập giả tưởng ấy của nó. Nếu tách không nói
đến mặt đối lập đó thì sự phê phán chỉ có thể nói lên một cái gì hoàn toàn không xác định và
do đó một cái gì vô nghĩa về ý nghĩa và sự tồn tại của quần chúng:

"Quần chúng theo nghĩa ấy là "từ" ấy cũng bao hàm cả cái gọi là giới học thức".

Đối với cách định nghĩa có tính phê phán thì một chữ "cũng" hay chữ "cái gọi là" cũng đủ

rồi. Thế là "quần chúng" đã được phân biệt với các quần chúng thực tế và, chỉ vì "sự phê
phán",
nên mới tồn tại với tính cách là "quần chúng".

Tất cả các tác giả cộng sản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trước đây đều xuất phát từ một

điều quan sát là: một mặt, ngay
cả những hành động xuất sắc được xếp đặt một cách thuận lợi nhất cũng rõ ràng là không thu
được kết quả xuất sắc và thoái hoá thành những việc tầm thường; mặt khác, mọi sự tiến bộ
tinh thần,
từ trước đến nay bao giờ cũng là tiến bộ có hại cho quần chúng loài người, khiến
quần chúng này sa vào tình trạng ngày càng không có tính người. Vì vậy họ đã gọi "tiến bộ"
(xem Phu-ri-ê)câu nói trừu tượng không làm người ta vừa lòng; họ đã đoán ra được (xem
Ô-oen, và một số người khác) là thế giới văn minh có một thiếu sót căn bản; vì vậy họ phê
phán
không thương xót những cơ sở hiện thực của xã hội hiện đại. Trong thực tiễn, tương
ứng với sự phê phán cộng sản chủ nghĩa này, ngay từ đầu, đã có một phong trào của quần
chúng đông
đảo, tức là của những kẻ từ trước đến nay vẫn bị sự phát triển của lịch sử làm
thiệt thòi. Muốn hình dung được sự cao thượng có tính người của phong trào này, phải biết
được sự ham thích khoa học, sự khát khao hiểu biết, nghị lực đạo đức và sự cố gắng bền bỉ
nhằm tự phát triển của công nhân Pháp và Anh.

"Sự phê phán tuyệt đối", đứng trước tất cả các sự thực đó của lĩnh vực sinh hoạt tinh thần

và sinh hoạt thực tiễn, mà thấy có mỗi một mặt của vấn đề, tức sự tan rã không ngừng của
tinh thần, đồng thời buồn bực về tình trạng đó, mà còn đi tìm đối thủ của "t i n h t h ầ n" và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.