CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 275

vị phát hành tiền tệ và người cho vay cuối cùng, IMF sẽ đúng là một ngân
hàng trung ương toàn cầu xét từ mọi góc độ, ngoại trừ cái tên. Sự nổi lên của
một ngân hàng trung ương toàn cầu và một đồng tiền toàn cầu mới đương
nhiên sẽ đẩy đồng đô-la Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ xuống “chiếu
dưới”.

Trong mỗi phát biểu kỹ thuật hào nhoáng của IMF đều cho thấy câu trả

lời của giới tinh hoa toàn cầu đối với vấn đề chiến tranh tiền tệ và tiềm năng
sụp đổ của đồng đô-la. “Nghịch lý Triffin” sẽ được giải quyết dứt điểm, bởi
vì từ nay sẽ không còn tình trạng một quốc gia đơn lẻ phải gánh chịu áp lực
cung cấp thanh khoản toàn cầu. Giờ này tiền được in trên toàn thế giới chứ
không hạn chế bởi cán cân thương mại của quốc gia phát hành ra loại tiền tệ
dự trữ hàng đầu.

Theo quan điểm của IMF, cái hay nhất ở đây là sẽ không phải giám sát

tình hình thực thi dân chủ hoặc trách nhiệm giải trình cho việc in tiền. Trong
khi phác thảo kế hoạch cho đồng SDR toàn cầu, IMF cũng đề xuất tăng
quyền biểu quyết hơn gấp đôi dành cho Trung Quốc với phí tổn thuộc về các
thành viên dân chủ chẳng hạn như Pháp, Anh, Hà Lan và một số quốc gia
khác. Điều lý thú là sự sắp đặt lại quyền biểu quyết khiến cho danh sách 20
thành viên hàng đầu của IMF càng gần hơn với danh sách các quốc gia trong
nhóm G20. Hai “nhóm Hai mươi” này hiện chưa trùng khớp nhau hoàn toàn,
nhưng chúng sẽ sớm đồng quy.

IMF công khai xu hướng phản dân chủ của nó, dưới cái được gọi là

“những cân nhắc chính trị.” Kế hoạch đồng SDR kêu gọi bổ nhiệm một “ban
cố vấn gồm các chuyên gia lỗi lạc” để định hướng về số lượng tiền được in
trong hệ thống SDR mới. Rất có thể “các chuyên gia lỗi lạc” này sẽ là những
người được chọn từ những nhà kinh tế học và quan chức ngân hàng trung
ương từng dẫn dắt hệ thống tiền tệ quốc tế đến bờ vực sụp đổ hồi năm 2008.
Trong mọi tình huống, họ vẫn được chọn mà không thông qua thảo luận với
công chúng và sự quan sát của báo giới trong các xã hội dân chủ. Một khi
được chọn, ban cố vấn có thể sẽ hoạt động ngấm ngầm.

John Maynard Keynes từng có lời nhận định nổi tiếng, “phá hỏng hệ

thống tiền tệ là công cụ tinh vi nhất, chắc ăn nhất để đảo lộn mọi nền móng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.