xã hội. Quá trình phá hoại này bao gồm sự tham gia của các nguồn lực ẩn
của quy luật kinh tế mang tính tàn phá, và chúng hoạt động theo phương
thức mà chỉ một người trong số hàng triệu người mới có thể chẩn đoán
được.” Nếu trong số một triệu người mới có một người hiểu được sự phá giá
thì có lẽ trong 10 triệu người cũng chả có ai hiểu được các hoạt động bên
trong nội bộ IMF. Chúng ta hãy chờ xem liệu có thể hiểu rõ hơn về những
hoạt động đó trước khi IMF triển khai kế hoạch thay thế đồng đô-la bằng
SDR hay không.
Suy cho cùng, kế hoạch của IMF dành cho đồng SDR như thông báo
trong các tài liệu của họ là một thủ đoạn chứ không phải một giải pháp. Thủ
đoạn này được vận dụng nhằm đối mặt với những thất bại sắp tới của các
chế độ tiền pháp định, bằng cách tạo ra một đồng tiền pháp định mới. Nó
đóng gói lại các vấn đề của những loại tiền giấy, bằng một loại tiền giấy
mới.
Tuy nhiên, kế hoạch này có hai sai lầm với tiềm năng cực kỳ nguy hiểm.
Sai lầm thứ nhất là yếu tố thời gian – liệu giải pháp đồng SDR mới của IMF
có thể được triển khai trước khi xảy ra cơn khủng hoảng tài chính tiếp theo?
Việc tạo ra một loại tiền tệ mới theo kế hoạch của IMF có thể mất ít nhất 5
năm, hoặc lâu hơn. Khi thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ ngày càng tăng, các
khủng hoảng nợ công tại châu Âu và bong bóng tài sản tại Trung Quốc chưa
được giải quyết, hệ thống tiền tệ thế giới có thể sụp đổ trước khi có một
đồng SDR phổ biến rộng rãi.
Sai lầm thứ hai trong kế hoạch của IMF có liên quan đến vai trò của Hoa
Kỳ. Hoa Kỳ vẫn đủ quyền biểu quyết trong IMF để dừng dự án đồng SDR.
Việc mở rộng phát hành SDR và gia tăng đi vay từ năm 2009 đã được hoàn
tất với sự đồng thuận của Mỹ, đồng bộ với ưu tiên của chính quyền Obama
dành cho các giải pháp đa phương hơn là đơn phương đối với nhiều vấn đề
toàn cầu. Một chính phủ mới của nước Mỹ sau năm 2012 có thể có quan
điểm khác, và theo đó có cơ hội để tận dụng chiến lược thay thế đồng đô-la
của IMF làm đề tài trong các chiến dịch vận động tranh cử 2012. Nhưng tới
thời điểm hiện nay thì đồng SDR vẫn sống, vẫn khỏe mạnh và đang là ứng
viên nặng ký cho vai trò tiền tệ toàn cầu.