CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 278

thể được dự tính trước – tăng khoảng 1,5% hàng năm. Tốc độ tăng như thế
này là quá chậm nên không thể khiến lạm phát cao; thực ra, một mức giảm
phát đều đặn vẫn luôn là hệ quả có khả năng xảy ra cao nhất dưới một chế
độ Bản vị vàng. Vàng có khối lượng riêng cao, một khối lượng khá nặng chỉ
chiếm một thể tích nhỏ so với các kim loại khác nên vàng có thể được sử
dụng làm cơ số tiền tệ. Vàng còn đồng nhất về chất lượng, với những thuộc
tính cố định, số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Các hàng hóa khác chẳng hạn như dầu mỏ hoặc bột mì cũng có thể được sử
dụng để hỗ trợ lượng cung tiền nhưng chúng có nhiều loại hạng quá khác
biệt nhau, nên sẽ phức tạp hơn. Vàng không bị rỉ sét hoặc mờ đi, chúng cũng
không bị hỏng trừ khi dùng các acid đặc biệt hoặc chất nổ. Vàng dễ dát
mỏng nên thuận tiện cho việc đúc thành tiền xu và thỏi. Sau cùng vàng còn
có “thâm niên” lâu dài trong vai trò tiền tệ – hơn 5.000 năm – tức là lâu hơn
bất cứ vật liệu nào khác, cho thấy tính hữu dụng của nó đối với nhiều nền
văn minh và văn hóa trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Với các đặc trưng là sự khan hiếm, độ bền, tính đồng nhất và một số khác,

dường như khả năng dùng vàng làm tiền là khá cao. Nhưng các quan chức
ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế học hiện đại lại không nghiêm túc
nhìn nhận vàng như một hình thái tiền tệ. Các nguyên nhân đến từ cuộc
Chiến tranh tiền tệ lần thứ I và Chiến tranh tiền tệ lần thứ II, cuộc Đại Suy
Thoái và sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods. Một học giả hàng đầu
chuyên nghiên cứu về Đại Suy Thoái, Ben Bernanke, hiện đang giữ cương
vị Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, là một trong những người phản đối gay
gắt nhất việc dùng vàng làm Bản vị tiền tệ. Luận điểm của ông cần được
những người biện hộ cho vàng đưa ra nghiên cứu và sau cùng là phản biện,
nếu cuộc tranh luận vẫn còn tiếp diễn.

Nhận định của Bernanke về vàng và Đại Suy Thoái được trình bày như

tình huống đầu tiên trong một công trình lớn của các học giả hàng đầu
chuyên nghiên cứu Đại Suy Thoái là Peter Temin, Barry Eichengreen và
những người khác, cho thấy sự liên hệ giữa vận hành quy chuẩn hối đoái
vàng từ năm 1924 đến năm 1936 và tổng thể nền kinh tế thế giới.

Bernanke tóm lược lại vấn đề như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.