Các quốc gia từ bỏ vàng đã có thể phục hồi lượng cung tiền và các mức
giá cả, và họ đã làm được sau một khoảng thời gian tạm dừng ngắn ngủi; các
quốc gia vẫn còn dựa vào vàng buộc phải gánh chịu giảm phát nặng nề hơn.
Rõ ràng là có quá nhiều bằng chứng về việc các quốc gia từ bỏ chế độ Bản
vị vàng đã phục hồi sau Đại Suy thoái nhanh hơn rất nhiều so với các quốc
gia còn dựa vào vàng. Thực ra chẳng có quốc gia nào tuân theo chế độ Bản
vị vàng lại có thể hồi phục kinh tế đáng kể.
Các bằng chứng thực tế đã xác thực cho kết luận của Bernanke, nhưng
bằng chứng đó chỉ là minh họa cho động cơ “làm nghèo nhà hàng xóm” –
tâm điểm của mọi cuộc chiến tranh tiền tệ. Điều này không khác gì việc một
quốc gia đi xâm lược và cướp bóc một đất nước khác để giàu có hơn và
khiến “nạn nhân” nghèo đi. Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là mô hình
kinh tế được mong đợi hay không.
Nếu Pháp từ bỏ chế độ Bản vị vàng từ năm 1931 cùng lúc với Anh, lợi thế
tương đối của Anh so với Pháp đã bị triệt tiêu. Thực ra, Pháp đã đợi đến tận
năm 1936 mới phá giá tiền tệ, để cho Anh đánh cắp sự tăng trưởng của Pháp
trong suốt khoảng thời gian đó. Kết quả này không có gì lạ – người ta thực
sự đã tính trước.
Ngày nay, dưới sự dẫn dắt của Bernanke, Hoa Kỳ đang cố gắng làm
những gì nước Anh từng làm trong năm 1931 – nghĩa là phá giá tiền tệ.
Bernanke đã thành công trong việc phá giá đồng đô-la trên cơ sở giá trị tuyệt
đối, minh chứng qua sự tăng giá vàng trong nhiều năm. Nhưng nỗ lực của
ông nhằm phá giá đồng đô-la tương đối so với các loại tiền tệ khác vẫn còn
là câu chuyện dài. Đồng đô-la dao động giá so với các loại tiền tệ khác,
nhưng nó chưa bị phá giá đáng kể và nhất quán đối với tất cả các đồng tiền
khác. Không những thế, mọi loại tiền tệ mạnh đều cùng lúc phá giá so với
vàng. Hậu quả là lạm phát toàn cầu, cho nên chính sách “làm nghèo nhà
hàng xóm” lại biến thành “làm nghèo cả thế giới”.
Để củng cố thêm cho luận điểm rằng vàng phần nào là nguyên nhân của
sự khốc liệt và dai dẳng của cơn Đại Suy Thoái, Bernanke còn phát triển
một mô hình 6 yếu tố hữu ích qua đó chứng minh mối quan hệ giữa cơ số
tiền tệ của một quốc gia được hình thành từ ngân hàng trung ương, cung tiền