CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 285

lâu, nhưng cái bóng của chế độ này vẫn khiến người ta duy trì một tỷ lệ của
vàng với cơ số tiền tệ, ngay trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.

Các vấn đề khác cần được tính toán bao gồm xác định lượng tiền để tính

toán tỷ lệ tiền - vàng. Có nhiều kiểu xác định “lượng tiền” trong hệ thống
ngân hàng, tùy thuộc vào sự sẵn sàng và tính thanh khoản của các công cụ
liên quan. Cái được gọi là cơ số tiền tệ, hoặc M0, bao gồm tiền giấy và tiền
xu đang lưu thông cộng với lượng dự trữ mà các ngân hàng gửi tại Fed. Một
định nghĩa rộng hơn về lượng tiền được gọi là M1, bao gồm các tài khoản
séc và séc du lịch, nhưng không tính số dự trữ của ngân hàng. Fed cũng tính
toán lượng M2, tương tự như M1 nhưng khác là có bao gồm cả các tài khoản
tiết kiệm và đôi khi là cả tiền gửi. Một số ngân hàng trung ương nước ngoài
cũng sử dụng cách xác định tương tự như trên. Tháng 4/2011, khối lượng
M1 của Hoa Kỳ là khoảng $1,9 nghìn tỷ và M2 là $8,9 nghìn tỷ. Bởi vì M2
lớn hơn M1 rất nhiều, nên việc chọn lựa định nghĩa về “lượng tiền” sẽ ảnh
hưởng lớn đến hàm ý về giá vàng khi tính toán tỷ lệ giữa vàng và tiền.

Các vấn đề tương tự cũng phát sinh khi người ta quyết định nên tính toán

như thế nào về số lượng vàng. Nên chăng chỉ tính theo lượng vàng chính
thức, hay là tính luôn số lượng vàng thuộc sở hữu cá nhân các công dân? Số
liệu tính toán chỉ nên gói gọn trong nước Mỹ, hay cần nỗ lực khởi động việc
ứng dụng Bản vị này theo lượng vàng của tất cả các nền kinh tế lớn khác?

Cũng cần xem xét thêm một số cơ chế pháp lý để từ đó một chế độ Bản vị

vàng mới có thể được thi hành. Có thể chỉ cần một đạo luật, nhưng đạo luật
nào cũng có thể được thay đổi. Một tu chính án hiến pháp Hoa Kỳ xem ra sẽ
được ưu tiên chọn lựa, bởi vì điều chỉnh hiến pháp khó khăn hơn so với thay
đổi các đạo luật và do đó tu chính án có thể mang lại nhiều niềm tin nhất.

Bản vị mới này giúp người ta hiểu về giá vàng tính theo đồng đô-la như

thế nào? Chọn mức giá sai chính là thiếu sót lớn nhất trong Bản vị hối đoái
vàng của thập niên 1920. Mức giá $20,67/ounce vàng được sử dụng năm
1925 là mức giá gây giảm phát lớn bởi vì giá này chưa tính đến lượng in tiền
khổng lồ phát sinh tại châu Âu trong Thế chiến thứ Nhất. Có lẽ mức giá
$50/ounce hoặc thậm chí cao hơn vào năm 1925 đã có thể gây lạm phát vừa
phải và giúp tránh được những hệ lụy tai hại của Đại Suy Thoái.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.