CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 60

sau những mất mát thua lỗ lớn do trận động đất San Francisco năm 1906 gây
ra.

Thất bại của Knickerbocker Trust chỉ là sự khởi đầu cho một vết dầu

loang của sự mất lòng tin trên diện rộng, dẫn tới một vụ sụp đổ nữa của thị
trường chứng khoán, nhiều cuộc đổ xô rút tiền tại các ngân hàng, và cuối
cùng là khủng hoảng thanh khoản toàn diện, đe dọa tính ổn định của toàn bộ
hệ thống tài chính. Nguy cơ này chỉ được ngăn chặn bằng một hành động
tập thể của các đại gia ngành ngân hàng lúc bấy giờ, dưới hình thức một gói
giải cứu tài chính tư nhân do J. P. Morgan tổ chức. Trong một diễn biến kịch
tính nhất trong toàn bộ lịch sử tài chính Mỹ, ông trùm Morgan triệu tập các
chủ ngân hàng lớn tới nhà riêng của ông ta tại khu Murray Hill gần
Manhattan và tuyên bố... không cho ai ra về chừng nào mọi người chưa
thống nhất xong một kế hoạch giải cứu bao gồm những cam kết tài chính cụ
thể của từng ngân hàng, nhằm mục đích giành lại niềm tin của thị trường. Kế
hoạch giải cứu này đã có hiệu quả, nhưng thị trường cũng phải gánh chịu
những thua lỗ và xáo trộn vô cùng to lớn.

Hậu quả của đợt hỗn loạn nổi tiếng năm 1907 là: các ngân hàng tư nhân

tham gia vào cuộc giải cứu nói trên đều thống nhất rằng nước Mỹ khi đó cần
có một ngân hàng trung ương do chính phủ thành lập, ngân hàng này có khả
năng phát hành tiền hoặc các công cụ tài chính tương đương để giải cứu hệ
thống ngân hàng tư nhân khi được yêu cầu.

Các ngân hàng cần một thiết chế do chính phủ tài trợ, có khả năng cho họ

vay một số lượng tiền mặt không giới hạn với nhiều loại tài sản thế chấp
khác nhau. Họ cũng nhận ra rằng không phải lúc nào cũng sẵn có một ông
trùm ngân hàng cỡ như ngài J. P. Morgan, hơn nữa những đợt khủng hoảng
trong tương lai có thể cần những giải pháp vượt ra ngoài nguồn lực và tài
năng của chính Morgan. Nước Mỹ cần có một ngân hàng trung ương với vai
trò “người cho vay cuối cùng” với số lượng không hạn chế cho các ngân
hàng tư nhân để có thể đối phó với những đợt khủng hoảng trong tương lai.

Thực ra thì nước Mỹ vốn có “thiện cảm” với các ngân hàng trung ương từ

rất lâu trước đó. Trước năm 1913 đã từng có hai nỗ lực xây dựng cái gọi là
ngân hàng trung ương trong chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Lần đầu tiên là việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.