CÁC CUỘC CHIẾN TRANH TIỀN TỆ - Trang 67

hay bao gồm cả những chi phí tài chính như lương hưu và lương lính (nước
Anh ủng hộ phương án này). Cuối cùng, Hiệp ước Versailles chẳng nêu ra
được con số chính xác nào về khoản bồi thường chiến phí cả. Đây là kết quả
của việc không thể tính toán ra một con số (yếu tố kỹ thuật) cũng như không
thể thống nhất về con số đó (yếu tố chính trị). Bất kỳ con số nào đủ cao để
Pháp và Anh vừa lòng thì lại quá cao với người Đức và ngược lại. Những đề
nghị của người Mỹ về việc các bên cần giữ thái độ vừa phải và thực tế hầu
như không được ai đếm xỉa đến. Chính trị cục bộ thắng thế so với những
nhu cầu kinh tế quốc tế. Thay vì thống nhất một con số bồi thường chiến phí
cụ thể, người ta lập ra các ban chuyên gia để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này
và công bố kết luận trong những năm tiếp theo để làm cơ sơ cho số tiền bồi
thường thực sự. Cách làm này kéo dài được thời gian, nhưng vấn đề rắc rối
nói trên thực chất chỉ được trì hoãn, rồi lại tiếp tục rối tung lên trong những
năm 1920 với hệ thống Bản vị vàng và những nỗ lực tái khởi động hệ thống
tiền tệ quốc tế. Vấn đề bồi thường chiến phí đã trở thành cái thòng lọng bao
quanh cổ hệ thống tài chính quốc tế trong suốt mười lăm năm sau đó.

• Kết luận
Đến năm 1921, mọi điều kiện đã sẵn sàng cho cuộc chiến tiền tệ hiện đại

đầu tiên. Hệ thống Bản vị vàng cổ điển giống như một thanh nam châm hay
ngôi sao Bắc cực soi đường cho cuộc tranh luận về việc cần có một hệ thống
như thế nào trong thập niên 1920 để tái khởi động dòng chảy vốn và thương
mại quốc tế. Thế chiến thứ I và Hiệp ước Versailles đặt ra một yếu tố mới
chưa từng là vấn đề quan trọng trong hệ thống Bản vị vàng, đó là các món
nợ quốc gia khổng lồ, chồng chéo lẫn nhau và không có khả năng thanh
toán, gây ra những trở ngại to lớn cho việc bình thường hóa dòng chảy của
vốn. Sự hình thành Hệ thống Dự trữ Liên bang và vai trò của Ngân hàng Dự
trữ Liên bang New York báo hiệu sự xuất hiện của Hoa Kỳ trên vũ đài tiền
tệ quốc tế như là một đối tác hùng mạnh, chứ không chỉ góp mặt cho có mà
thôi. Tiềm năng mà Fed có thể tái tạo thanh khoản cho toàn hệ thống bằng
việc in thêm đồng nội tệ (đô-la Mỹ) đã bắt đầu ló dạng. Đầu thập niên 1920,
những hoài vọng về Bản vị vàng, sự căng thẳng với những khoản bồi thường
chiến phí không trả được, cùng những lo ngại về khả năng của Fed đã dẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.