phản đối cách định nghĩa này, họ cho rằng nhân cách không thể được quan
sát một cách trực tiếp và vì thế các nghiên cứu khoa học không thể sử dụng
được. Đây chính là nguyên nhân ra đời của loại hình thứ ba, quan điểm
thực chứng. Theo các nhà ủng hộ quan điểm này, chỉ có những hành vi biểu
hiện dưới dạng những thao tác rõ ràng có thể quan sát được mới được sự
thừa nhận của khoa học (từ quan điểm này ta có thuật ngữ chủ nghĩa thao
tác – operationalism). Vì thế, nhân cách chỉ có thể định nghĩa được khi liên
quan đến những thao tác thật sự, chẳng hạn như điểm số có được từ các bài
kiểm tra nhân cách hoặc những báo cáo từ các quan sát viên được huấn
luyện. Từ đó, ta có thể định nghĩa nhân cách là: “việc hình thành ý niệm về
hành vi của một người một cách thỏa đáng nhất cùng với toàn bộ những
thao tác của nó mà các nhà khoa học có thể chỉ ra đúng ngay thời điểm”
(Mc Clelland 1951, trang 69). Không một dạng nào của nhân cách lại là
một thực thể tách ra những thao tác rõ rang được sử dụng trong các cuộc
điều tra nghiên cứu khoa học. Chúng ta sẽ thảo luận về những vấn đề này
và những phân nhánh của chủ nghĩa thao tác trong chương này.