CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ (SONG NGỮ) - Trang 107

Ngân hàng trung ương theo cơ thế thả nổi cũng có thể củng cố tính tự

chủ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, vì lúc này đã không còn rào cản
mang tính pháp lý nào đối với những thay đổi giá trị đồng tiền mà chính
sách này tạo ra. Ví dụ, nếu nền kinh tế Thái Lan đối mặt với tình trạng thất
nghiệp, ngân hàng trung ương có thể tăng cung tiền để đẩy sức cầu nội địa
lên, mà không phải lo lắng về những chuyển động của tỉ giá hối đoái.

Những lập luận ủng hộ cơ chế thả nổi gần đây cũng được tăng cường bởi

các dòng vốn lưu chuyển giữa các nước ngày càng gia tăng. Khi đó, nếu tỉ
giá không được phép tăng lên, các áp lực gây lạm phát sẽ hình thành và tỉ
giá hối đoái thực sẽ tăng giá thông qua hiện tượng lạm phát trong nước cao
hơn. Cuối cùng, chính phủ phải can thiệp và phá giá đồng tiền, về lâu về
dài, hành động này sẽ làm giảm lòng tin vào đồng tiền của nước đó.

Tuy nhiên, một cơ chế thả nổi diễn ra với cái giá là tính không chắc

chắn. Những đồng tiền luôn biến động khiến cho các nhà nhập khẩu và xuất
khẩu càng không biết rõ về giá cả tương lai. Điều này làm cho hoạt động
ngoại thương tốn kém hơn. Kết quả còn là ảnh hưởng đối với các chủ nợ và
người vay nợ bằng ngoại tệ trên thị trường tài chính, ở đó sự mập mờ hơn
nữa về những kết cục đầu tư có thể cản trở các dòng vốn quốc tế có lợi
chảy vào.

ở bài kế tiếp, chúng tôi sẽ bàn về những dàn xếp tỉ giá khác có tính trung

gian và vai trò của chúng trong một bối cảnh khủng hoảng tài chính.

(Saigon Times Daily ngày 27-1-2003)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.