Concretely, social capital is the network of contacts, reciprocal
obligations and political influence that can be called upon as needed. They
all have impact on transaction costs, adjusting market failures and boosting
the economy as a result. It certainly is a useful concept in the search for
new interpretation of development theory. Quantifying and incorporating
this concept into a production function of neo-classical development theory
together with labor and physical capital is a big challenge for economists.
They by and large agree upon the overall definition of social capital, yet are
still inconsistent on its measurement.
96. VỐN XÃ HỘI
Trong vài năm gần đây các báo cáo phát triển thế giới, xóa đói giảm
nghèo, phân tích kinh tế xã hội, báo chí hay dùng đến thuật ngữ "vốn xã
hội" và thường nhấn mạnh như một trong những mối quan tâm chính trong
phát triển kinh tế.
Những người đi đầu trong ý niệm vốn xã hội như Francis Fukuyama,
Hernando De Soto, Robert Putnam... bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau
nhưng tựu trung lại xem vốn xã hội như là một thứ keo gắn kết các cá nhân
trong xã hội bằng sự tin cẩn, hiểu biết lẫn nhau, các giá trị và hành vi được
chia sẻ... các yếu tố này hợp lại thành một loại "vốn". Chẳng hạn, các tập
đoàn ở Hàn Quốc, Nhật Bản thường xây dựng trên mối quan hệ huyết
thống. Nét văn hóa ‘quan hệ’ của người Trung Quốc vừa góp phần mở rộng
lẫn cản trở những cơ hội kinh doanh. Trong khi ở Trung Đông sự gắn kết
này là tôn giáo, còn ở Mỹ thì đó là văn hóa coi trọng cá nhân.
Cụ thể hơn nữa, vốn xã hội thể hiện thông qua mạng lưới quan hệ, những
ràng buộc qua lại cùng những ảnh hưởng chính trị có thể vận dụng khi cần
thiết. Tất cả đều ảnh hưởng đến chi phí giao dịch, có khả năng điều chỉnh
những thất bại của thị trường và kết quả cuối cùng là góp phần thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Rõ ràng đây là một ý niệm hết sức hữu ích trong quá
trình tìm kiếm một lý giải mới cho lý thuyết tăng trưởng. Nhưng làm thế