CÁCH TA NGHĨ - Trang 240

giá trị tự nó có sức lan tỏa. Đó cũng
chính là điều xảy ra với hành động suy
nghĩ và tri thức; ban đầu tình cờ gắn với
những kết quả và sự điều chỉnh vượt
ngoài bản thân chúng, rồi sau đó chúng
thu hút ngày càng nhiều sự chú ý vào
bản thân chúng tới chừng chúng hóa
thân thành mục đích chứ không còn là
phương tiện. Trẻ em tham gia, một cách
không ngừng nghỉ và không bó buộc,
vào sự tra xét phản tỉnh kỹ càng cùng
với việc thử nghiệm điều gì chúng muốn
thực hiện thành công. Những thói quen
suy nghĩ phát sinh theo cách ấy có thể
tăng tiến cả về tầm mức và mức độ cho
đến khi chúng trở nên quan trọng vì tự
bản thân chúng là quan trọng.

Các ví dụ về sự chuyển tiếp

Ba ví dụ đã nêu trong chương VI

thể hiện một chu trình đi từ thực tế lên
lý thuyết. Suy nghĩ để giữ vững một dự
định cá nhân rõ ràng là loại suy nghĩ cụ
thể. Nỗ lực tìm ra ý nghĩa của bộ phận
nào đó trên một chiếc thuyền là ví dụ
cho loại suy nghĩ bậc trung. Lý do cho
sự tồn tại và vị trí của cây sào là một lý
do có tính thực tiễn, vì thế đối với một
kiến trúc sư thì vấn đề là hoàn toàn cụ
thể – đó là sự duy trì một hệ thống vận
hành nào đấy. Nhưng đối với một hành
khách trên con tàu, vấn đề chỉ là lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.