CÁCH TA NGHĨ - Trang 281

thật, mà quan tâm tới cái đầu óc nhận ra
đó là điều được gợi ý đến. Sự vận động
của nó không phải là bay bổng lên cái gì
thuần túy kỳ lạ và lý tưởng, mà là
phương pháp mở rộng và lấp đầy cái gì
có thực. Đối với đứa trẻ, những hoạt
động thân thuộc xảy ra xung quanh nơi
ở không phải là những phương tiện thiết
thực để hoàn thành những mục đích cụ
thể nào đó; chúng biểu trưng một thế
giới kỳ diệu mà nó chưa dò thấy hết
những đáy sâu, một thế giới đầy những
điều kì bí và sự hứa hẹn can dự vào tất
cả những việc làm của những người lớn
mà nó thán phục. Dù thế giới này có thô
tháp dung tục thế nào chăng nữa với
những người trưởng thành vốn coi
những nghĩa vụ trên mặt đất này chỉ là
những chuyện thường ngày vẫn đều đều
xảy ra, thì trong mắt đứa trẻ nó thấy
trong đó chứa đầy ý nghĩa xã hội. Dự
phần vào trong đó tức là thao duyệt trí
tưởng tượng trong việc tạo dựng kinh
nghiệm có giá trị rộng mở hơn bất cứ
kinh nghiệm nào đứa trẻ có được cho tới
lúc này.

Chỉ điều gì đã kinh qua mới có thể được biểu tượng hóa

(b) Các nhà giáo dục đôi khi nghĩ

rằng bọn trẻ đang phản ứng theo một bài
học lớn hoặc một sự thật trong tâm
tưởng khi những phản ứng của lũ trẻ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.