Chương XIII
Ngôn ngữ và việc rèn trí nghĩ
§1. Ngôn ngữ như là công cụ Suy
nghĩ
Tình trạng lưỡng nghĩa của ngôn ngữ
TIẾNG NÓI có mối liên hệ mật
thiết riêng với ý nghĩ đòi hỏi một sự
thảo luận đặc biệt. Mặc dù từ logic, bắt
nguồn từ chữ logos, vừa có nghĩa là từ
ngữ hay lời nói, vừa có nghĩa là ý nghĩ
hay lý trí, song “từ ngữ chồng chất lên
từ ngữ” chỉ biểu thị một sự cằn cỗi trí
tuệ, một sự giả bộ suy nghĩ. Mặc dù nhà
trường lấy ngôn ngữ làm công cụ chủ
yếu (và thường xuyên như là vấn đề
chính) của việc học tập, hàng thế kỷ nay
những nhà cải cách giáo dục đã đưa ra
những chỉ trích gay gắt nhất chống lại
việc sử dụng ngôn ngữ hiện hành trong
nhà trường. Quan niệm cho rằng ngôn
ngữ cần thiết cho tư duy (thậm chí đồng
nhất với nó) được đáp trả bằng lý lẽ cho
rằng ngôn ngữ bóp méo và che đậy ý
nghĩ.
Ngôn ngữ là công cụ cần thiết để suy nghĩ vì chỉ có ngôn ngữ định ra các ý nghĩa
Có ba quan điểm tiêu biểu gắn với
quan hệ của tư duy và ngôn ngữ: quan