điểm thứ nhất cho rằng chúng đồng nhất
với nhau; quan điểm thứ hai cho rằng lời
nói là lớp phục trang bề ngoài hay vỏ
bọc của ý nghĩ, nó cần thiết không phải
cho chính ý nghĩ mà chỉ để truyền tải ý
nghĩ; và quan điểm thứ ba (ở đây ta sẽ
duy trì quan điểm này) là mặc dù ngôn
ngữ không phải là ý nghĩ, nó vẫn cần
thiết cho hành động suy nghĩ cũng như
cho sự truyền thông ý nghĩ. Tuy vậy, khi
cho rằng chúng ta không thể suy nghĩ
nếu không có ngôn ngữ, chúng ta phải
nhớ lại ngôn ngữ bao gồm một phạm vi
rộng lớn hơn nhiều so với khẩu ngữ và
văn bản. Điệu bộ, tranh ảnh, biểu tượng,
hình ảnh, cử động của ngón tay – bất cứ
thứ gì được chủ ý dùng làm dấu hiệu,
xét về logic, chính là ngôn ngữ. Nói
rằng ngôn ngữ cần thiết cho suy nghĩ
cũng có nghĩa bảo rằng các ký hiệu là
cần thiết. Ý nghĩ không chỉ tương tác
với những sự vật trần trụi, mà với cả
những ý nghĩa, những gợi ý của chúng;
và để cho ý nghĩa có thể nhận thức
được, chúng phải được biểu hiện dưới
những dạng thức đặc thù và có thể cảm
nhận được. Nếu không có ý nghĩa, sự
vật không hơn gì những kích thích mù
quáng hoặc chỉ là những nguồn cơn thất
thường của sự vui thú hay chịu đựng; và
do ý nghĩa vốn dĩ vô hình dạng, chúng
phải được ghim giữ trong những dạng