suy nghĩ về ý nghĩa mà nó biểu trưng.”
Tuy nhiên, nguyên tắc này áp dụng cho
cả những từ thông thường cũng như cho
các ký hiệu đại số; chúng cũng cho phép
ta sử dụng các ý nghĩa để đạt được kết
quả mà không phải suy nghĩ. Về nhiều
mặt, các ký hiệu đóng vai trò phương
tiện để không-phải-suy-nghĩ có lợi thế
lớn; trong việc biểu đạt cái quen thuộc,
chúng buông bỏ sự chú tâm vào những ý
nghĩa mà, vốn dĩ chúng là mới lạ, đòi
hỏi một sự diễn giải có ý thức. Tuy
nhiên, trong việc nhà trường đề cao
những kỹ năng chuyên môn, những kỹ
năng tạo ra những kết quả bề ngoài,
thường biến việc này thành lợi bất cập
hại. Trong khi thao tác với các biểu
tượng để có thể diễn thuyết đúng, để có
được và đưa ra câu trả lời đúng, để tuân
thủ những công thức suy luận đã định
sẵn, thái độ của học sinh trở nên máy
móc thay vì chín chắn; lối ghi nhớ ngôn
từ sáo rỗng thế chỗ cho những khảo vấn
về ý nghĩa các sự vật. Đây có lẽ là nguy
cơ đứng đầu trong tâm trí một khi cần
phải tấn công vào những phương pháp
giáo dục ngôn từ.
§3. Việc sử dụng Ngôn ngữ trong
các Phương diện Giáo dục của nó