CÁCH TA NGHĨ - Trang 322

III. Bước phát triển kế tiếp, có tính

trí tuệ hay khoa học hơn, của quan sát
nương dựa vào đường hướng tiến triển
của suy tư từ mức độ thực hành sang
mức độ lý thuyết như chúng ta đã tìm
hiểu (xem Chương X). Khi các vấn đề
nảy sinh và được nghiền ngẫm, quan sát
ít được dẫn dắt về phía những sự kiện
liên quan đến một mục đích thực tiễn mà
chủ yếu hướng tới những sự việc có
dính dáng tới một vấn đề tương tự. Điều
khiến cho những quan sát trong trường
học thường không hiệu quả xét về mặt
trí tuệ (hơn bất cứ việc nào khác) là
chúng thường được tiến hành tách rời
khỏi cảm nhận về một vấn đề mà những
quan sát đó góp phần định nghĩa hoặc
tháo gỡ cho vấn đề đó. Sự tách rời tai
hại này xuyên thấu toàn bộ hệ thống
giáo dục, từ bậc học mầm non, qua tiểu
học tới trung học và đại học. Gần như
bất cứ đâu, người ta đều có lúc nhận
thấy có sự dựa dẫm vào những quan sát
như thể tự bản thân chúng là những giá
trị trọn vẹn và, thay vì chỉ là những
phương tiện để thâu đoạt chất liệu có
liên quan tới một cái khó và giải pháp
nào đó. Ở bậc mầm non, có đầy rẫy
những quan sát về các hình thể hình học,
đường thẳng, bề mặt, hình khối, màu
sắc, v.v.. Ở bậc tiểu học, dưới cái tên gọi
“bài học-thực tế”, hình dạng và các tính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.