tính cách háo hức và sát sao của quan sát
dõi theo cùng diễn biến câu chuyện hay
tình tiết có vai trò hỗ trợ đáng kể. Sự
tỉnh táo trong quan sát đạt đến mức độ
cao nhất khi có “Ý đồ lo toan”, vì sao?
vì luôn có sự kết hợp cân bằng giữa cái
cũ và cái mới, giữa cái quen thuộc và cái
chưa lường trước. Chúng ta ngóng đợi
câu chuyện từ miệng người kể chuyện
chính vì cái yếu tố gây hồi hộp tâm trí
đó. Các khả năng lựa chọn được đặt ra
nhưng bỏ ngỏ ở tình trạng lưỡng phân,
khiến chúng ta phải trăn trở với câu hỏi:
Điều gì sẽ xảy ra tiếp? sự việc sẽ diễn
biến theo chiều hướng nào? Thử hình
dung việc một đứa trẻ nhớ được mọi
điểm nút của câu chuyện thật dễ dàng và
trọn vẹn, tương phản với việc nó vất vả
xoay trở quan sát một vật vô hồn và bất
động chẳng mảy may gây liên tưởng hay
gợi đến những kết quả đáng mặt lựa
chọn.
“Ý đồ lo toan” này được bộc lộ trong hoạt động
Khi một người đang bận thực hiện
hay làm điều gì đó (trong một hoạt động
không mang tính máy móc và theo thói
quen khi kết quả của nó đã biết trước),
lúc ấy ta có một tình huống tương đồng.
Những gì bộc lộ ra trước cảm quan đang
chuyển biến thành kết quả tuy kết quả
đó còn chưa chắc chắn. Ý đồ được bộc