CÁCH TA NGHĨ - Trang 336

không thể tham gia được vào bất cứ tiến
trình suy tư nào, nó là vô dụng; ở chỗ nó
vẫn chất chứa bề bộn trong trí não, nó
làm thành một rào ngăn, một vật cản
ngáng lối tư duy hiệu quả khi có một
vấn đề nảy sinh.

và liên hệ tới những hệ thống kinh nghiệm có trước

Một cách khác để phát biểu nguyên

lý này là chất liệu đem đến qua truyền
thông giao lưu phải như là đi vào trong
một hệ thống hay tổ chức nào đó đã có
của kinh nghiệm. Mọi sinh viên học về
tâm lý đều biết tới nguyên tắc nội quan
tự nghiệm – tức chúng ta thu nhận
những nguyên liệu mới qua những gì ta
đã tiêu hóa và giữ lại từ kinh nghiệm có
trước. Lúc này cần tìm ra “nền tảng
nguyên tắc nội quan tự nghiệm” của chất
liệu do người dạy và giáo trình đưa ra,
càng sâu xa càng tốt, trong những gì
người học đã rút tỉa được từ những dạng
thức trực tiếp hơn trong kinh nghiệm
người đó. Có một chiều hướng chỉ đơn
giản kết nối chất liệu ở lớp học với chất
liệu trong những bài học ở lớp trước đó,
thay vì kết nối chất liệu đó với điều gì
học sinh thu nạp từ những kinh nghiệm
ngoài lớp học. Người thầy nói “Các em
không nhớ chúng ta đã học gì trong sách
tuần trước sao?” thay vì nói “Các em
không nhớ mình đã thấy đã nghe cái này

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.