dựng bài học thuộc. Một trong những nỗ
lực có ý nghĩa hết sức quan trọng và có
lẽ gây ảnh hưởng nhiều và tích cực đến
“những bài học thầy giảng trò nghe” hơn
hẳn so với tất cả những cố gắng khác
gộp lại; cụ thể đó là phép phân tích của
Herbart chia một bài học thuộc thành
năm bước nối liền. Những bước này
thường được biết đến như là “các bước
hình thức của bài giảng”. Ý niệm nền
tảng nói rằng dù cho các chủ đề có phạm
vi và cấu tạo khác nhau đến mức độ nào
thì có một và chỉ một cách tốt nhất để
hiểu rõ các chủ đề ấy, bởi lẽ chỉ có duy
nhất một “phương pháp tổng quát” để trí
não nhất quán nương theo nhằm tấn
công một cách hiệu quả lên bất cứ chủ
đề nào. Dẫu đó là em học sinh lớp một
đang học những phép tính sơ đẳng, một
học sinh phổ thông đang học môn Lịch
sử, hoặc một sinh viên bậc đại học đang
vật lộn với môn Ngữ văn, trong mỗi
trường hợp bước đầu tiên là chuẩn bị,
bước thứ hai trình bày, tiếp đến so sánh
rồi tổng kết và kết thúc bằng việc đem
áp dụng những điều khái quát vào những
tình huống mới mẻ và cụ thể.
Ví dụ về phương pháp
Bước chuẩn bị có nghĩa là đưa ra
các câu hỏi nhắc học sinh nhớ lại những
kinh nghiệm thân thuộc của bản thân