chúng, những thứ có tác dụng thu nạp
chủ đề mới. Những gì học sinh đã biết
đem đến phương tiện mà qua đó nó trực
nhận điều chưa biết. Do vậy quá trình
học tập cái mới sẽ được làm cho dễ dàng
hơn nếu những ý tưởng liên quan trong
đầu óc học sinh đó được chuyển thành
hoạt động – được bộc lộ ra bề mặt ý
thức. Khi các học sinh chuyển đến bài
học về sông ngòi, trước tiên chúng được
hỏi về những con suối con lạch mà
chúng đã biết rõ; nếu chúng chưa bao
giờ trông thấy những thứ ấy, có thể hỏi
chúng về dòng nước chảy trong cái
máng nước. Bằng cách nào đó “những
khối cảm thức nội kết” được khuấy động
giúp cho việc nắm bắt chủ đề mới đó.
Bước chuẩn bị kết thúc với lời phát biểu
về mục đích bài học. Khi tri thức cũ đã
khởi động xong, thì vật liệu mới liền
được đem “trình bày” trước các học
sinh. Những bức hình và sa bàn của
những con sông được bày ra; kèm theo
đó là sự mô tả rõ ràng qua lời giảng; nếu
có thể, học sinh được đưa đi xem tận
mắt một con sông thật. Hai bước này đặt
dấu chấm hết cho việc chiếm lĩnh những
sự kiện cụ thể.
Hai bước tiếp theo được dẫn dắt
đến chỗ rút ra một nguyên lý khái quát
hay một quan niệm. Ví dụ như con sông