CÁCH TA NGHĨ - Trang 345

kiến thức đã trang bị cho học sinh?
Người thầy phải cho học sinh xem
những bức hình nào? Người thầy phải
hướng sự chú tâm của học sinh vào
những đối tượng nào? Người thầy sẽ
phải liên hệ tới những biến cố nào?
Người thầy phải hướng học sinh đi đến
những phép so sánh nào, nhận thấy
những điểm tương đồng nào? Nguyên lý
tổng quát nào mà toàn bộ cuộc thảo luận
hướng tới nhằm đi đến kết luận? Người
thầy nên có những hành động nào để
khắc họa, làm sáng tỏ và biến sự lĩnh hội
nguyên lý tổng quát này thành sự thực
với học sinh? Những hoạt động thiết
thân nào của học sinh có thể làm cho
nguyên lý ấy được nhập tâm như là điều
thực sự có ý nghĩa?

Chỉ qua sự linh hoạt trong quy trình mới đem lại sức sống cho bài thuyết trình học thuộc

Người thầy không thể không dạy

tốt hơn một khi đã suy xét kỹ càng
những câu hỏi ở trên theo cách tương
đối hệ thống. Nhưng một khi người thầy
ấy càng suy ngẫm kỹ về phản ứng trí tuệ
khả dĩ của học sinh về một chủ đề từ
những giác độ đã định ra theo năm bước
hình thức thì người thầy đó càng trở nên
sẵn sàng cho việc dẫn dắt bài học thuộc
theo một cung cách tự do và linh hoạt
hơn, đồng thời không để cho chủ đề bị
xé vụn hay sự chú ý của học sinh bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.