CÁCH TA NGHĨ - Trang 349

Người thầy trong những hành động

có dụng ý hơn để vận động những yếu tố
thân thuộc trong kinh nghiệm của một
học viên, cần đề phòng khỏi những mối
nguy nhất định.

(i) Bước chuẩn bị không nên quá

kéo dài hay tốn sức, nếu không nó sẽ tự
xô đổ chính mục đích của mình. Khi học
viên mất hứng thú và thấy tẻ nhạt, thì
một tình tiết đột xuất

*

rất có thể kéo tâm

trí người học quay trở lại phần việc của
mình. Với một số người dạy tận tụy, sự
chuẩn bị trước cho phần thuyết trình bài
học thuộc khiến ta liên tưởng đến việc
cậu học trò lấy đà quá dài để rồi lúc
chạy tới vạch xuất phát thì đuối sức
không bật nhảy được xa.

(ii) Những thói quen của chúng ta

là những cơ chế mà qua đó chúng ta trực
nhận vật liệu mới. Việc nhất mực đòi hỏi
phải có sự chuyển đổi cả tính nết đã
thành thói quen ra những ý tưởng tường
tận tức là đã can thiệp vào cơ chế làm
việc tốt nhất của chúng. Một số nhân tố
kinh nghiệm thiết thân thực sự phải
được nhận thức rõ ràng, giống như việc
chiết cành là cần thiết để một số giống
cây nhất định phát triển tốt. Nhưng việc
cứ đào xới mãi lên những kinh nghiệm
cũng như những cây cối đó để xem
chúng phát triển ra sao thì là điều vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.