CÁCH TA NGHĨ - Trang 350

cùng tai hại. Sự gượng gạo, e dè, lúng
túng chính là hệ quả của việc săm soi
chỉnh trang quá nhiều cho những kinh
nghiệm vốn dĩ đã thân thuộc.

Nêu ra mục đích bài học

Những người theo phái Herbart

khắc kỷ thường đề ra quy tắc rằng việc
nêu rõ mục tiêu của một bài học – từ
phía người thầy – là một phần không thể
thiếu trong khâu chuẩn bị. Tuy nhiên,
việc đặt ra trước mục tiêu cho bài học
gần như không có tính cách trí tuệ hơn
chút nào so với việc nhấn chuông hay ra
bất cứ tín hiệu nào khác để thu hút sự
chú ý cũng như trao chuyển các ý tưởng
từ những chủ đề thư dãn. Đối với người
thầy, việc phát biểu ra mục đích là việc
quan trọng, bởi vì người thầy ấy đã đi
tới mục đích đó rồi; còn từ góc độ người
học, việc nêu ra trước điều gì người học
đó đang định học thì cũng chẳng khác gì
bảo con voi có ngà. Nếu người thầy quá
coi trọng việc nêu ra mục tiêu, hơn là
chỉ coi đó như một tín hiệu thu hút sự
chú ý, kết cục có thể là làm chặn trước
phản ứng tự giác từ phía học sinh, cất đi
gánh nặng trách nhiệm của người học
trong việc phải tiếp tục khai triển vấn đề
và vì thế lấy mất sự chủ động của người
đó.

Người thầy nên nói hoặc thể hiện ở mức độ nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.