(i) Liên quan đến bài thuyết trình
học thuộc, yêu cầu chủ yếu là học viên
phải nhận lãnh trách nhiệm phác ra
trong óc từng nguyên lý được gợi đến
sao cho nó thể hiện được điều gì học
viên muốn bày tỏ, nó liên quan thế nào
tới các sự việc trong phạm vi xem xét,
và các sự việc liên quan tới nó ra sao.
Trách nhiệm về phía người học trong việc tạo ra một tình huống hợp lý
Trừ phi người học buộc phải tự
gánh lấy trách nhiệm phát triển tính
đúng đắn (reasonableness) của phán
đoán mà người học trò ấy đưa ra, bài
thuyết trình học thuộc trên thực tế hầu
như không có tác dụng rèn giũa năng lực
lý giải. Một người thầy khéo léo sẽ dễ
dàng tìm ra cách gạt bỏ những phần
đóng góp vụng về và vô nghĩa của các
học viên, chọn giữ lại và nhấn vào
những phần phù hợp với kết quả mà
người thầy muốn hướng đến. Nhưng
phương pháp này (đôi khi gọi là phương
pháp “đặt câu hỏi gợi ý”) làm, giảm bớt
trách nhiệm trí tuệ của học viên, ngoại
trừ khả năng nhanh nhảu hoạt bát khi
làm theo chỉ dẫn của người thầy.
Sự cần thiết phải có sự thư dãn đầu óc
(ii) Việc vắt óc suy nghĩ về một ý
kiến hàm hồ và ít nhiều tùy tiện cho đến
khi nó có hình thức rành mạch và chính
xác sẽ không thể thực hiện được nếu