CÁCH TA NGHĨ - Trang 362

cũng hiểu” cả rồi; tức là bối cảnh ấy
được thẩm định và ngầm định như là
điều-đương-nhiên trong việc sáng suốt
trao đổi các ý kiến.

Tuy nhiên khi hai người kia nhận

thấy họ không hiểu ý nhau, lúc đó cần
thiết phải đào xới lên và đem so sánh
những tiền-giả-định, ngữ cảnh ngầm
định, dựa trên những gì mỗi người đó
nói. Điều ngầm định được phát ngôn ra
rõ ràng; cái điều giả định trong vô thức
được phô diễn trước ánh sáng minh
bạch. Theo lối này, sự hiểu lầm bị trốc
tận rễ. Hết thảy mọi suy nghĩ hữu hiệu
đều có liên hệ tới một sự hòa điệu cách
nào đấy giữa vô thức và hữu thức. Một
người khi theo đuổi một chuỗi ý tưởng
nào đó nghiễm nhiên thừa nhận một hệ
thống các ý kiến nhất định (điều mà anh
ta không phát ngôn ra mà để chìm trong
“vô thức”) cũng chắc chắn như thể khi
anh ta đối thoại với những người khác.
Bối cảnh tình thế và một mục đích quán
xuyến nào đó chi phối hoàn toàn những
ý kiến được anh ta tỏ bày tới độ không
cần phải hữu ý diễn đạt hay giải thích rõ
ràng cho tình thế ấy nữa. Suy nghĩ rành
mạch tiến triển trong phạm vi những gì
được ngầm định và hiểu biết. Tuy nhiên,
do có sự phản tỉnh trong vấn đề nên tại
một vài điểm
cần khởi phát thăm dò và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.