lực duy trì một trạng thái cân bằng tiết
chế giữa vô thức và hữu thức.
Tránh sự phân-tích-quá-mức
Những cách thức dạy dỗ được mổ
xẻ trong những trang trước như là những
phương pháp truyền dạy sai lầm theo
kiểu “phân tích”, tất cả đều quy giản
thành một lỗi lầm là đã hướng sự chăm
chú và sự diễn đạt rõ ràng vào những cái
mà, nếu để mặc nó cho một thái độ vô
thức và không để cho ý thức sắp định
sẵn, thì sẽ hữu hiệu hơn. Săm soi vào
những cái quen thuộc, cái thông thường,
vô thức, chỉ vì muốn làm cho nó hiện
hữu trong ý thức, chỉ vì muốn phát ngôn
nó thành lời, vừa là một sự can thiệp
không thích đáng, vừa là điều gây nhàm
chán. Bị đẩy tới chỗ phải nhắc đi nhắc
lại cái quen thuộc là căn cốt của sự chán
nản tinh thần; theo đuổi những phương
pháp truyền dạy có thiên hướng đó là cố
tình làm mất hứng thú.
Mặt khác, điều được đề cập tới
trong khi chỉ trích những dạng thức kỹ
năng chỉ có tính lặp đi lặp lại, điều đã
được nói đến về tầm quan trọng của việc
có một vấn đề đích thực, việc đưa ra cái
mới và việc đạt đến một điều lắng đọng
trong ý nghĩa chung mang lại sức nặng
đối trọng cho cán cân bên kia. Đối với
một trí nghĩ đúng đắn, việc không có ý